Ông Tây tiết lộ lý do kêu oan cho nữ Phó tổng giám đốc ở Bình Dương

Google News

Ngày 27/4, TAND tỉnh Bình Dương tiếp tục phần xét hỏi trong vụ án xử sơ thẩm “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Trốn thuế” đối với bị cáo Nguyễn Thị Minh Trang.

Ngày 27/4, TAND tỉnh Bình Dương tiếp tục phần xét hỏi trong vụ án xử sơ thẩm “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Trốn thuế” đối với bị cáo Nguyễn Thị Minh Trang, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần và Đóng gói Thủy hải sản (gọi tắt Công ty USPC).
Tại phần xét hỏi, khi vị chủ tọa hỏi: “Vì sao ông lại làm đơn gửi đến nhiều cơ quan chức năng Việt Nam để kêu oan giúp bị cáo Trang?", với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, ông Byron Scott Mc Laughin (quốc tịch Dominicana, Tổng giám đốc Công ty USPC) cho rằng “vì biết bà Trang bị oan nên kêu giúp”.
Sau đó ông Byron Scott Me Laughlin cho biết Công ty USPC được thành lập năm 2002 tại Bình Dương, ông đại diện cho 70% cổ phần, còn 30% cổ phần do bà Trang đại diện. Trong quá trình hoạt động, ông có ủy quyền cho bà Trang ký kết một số hợp đồng. Tuy nhiên trước khi ký kết bà Trang phải thông qua và phải được cho phép của ông. Lô hàng cá ngừ hơn 23 tấn nguyên liệu là do Công ty USPC ký hợp đồng gia công với Công ty Tuna Fish Bình Định.
Ong Tay tiet lo ly do keu oan cho nu Pho tong giam doc o Binh Duong
Ông Byron Scott Me Laughlin khẳng định trước tòa đã nhiều lần gửi đơn đến cơ quan chức năng Việt Nam kêu oan giúp bà Trang. 
“Công ty USPC có hợp đồng gia công cá ngừ cho Công ty Tuna Fish Bình Định do ông Đỗ Tấn Vinh, Giám đốc Tuna Fish Bình Định ký. Sau đó USPC thông báo cho họ lấy hàng, họ không hề có phản hồi”, ông Byron Scott Me Laughlin trình bày.
Chủ tọa hỏi tiếp: “Họ không lấy hàng, ảnh hưởng đến việc kinh doanh, sao ông không kiện ra tòa?”. “Họ nói với chúng tôi đang cần người mua số hàng và chờ đợi họ. Họ có nhờ chúng tôi xuất khẩu cá ngừ ra nước ngoài. Sau đó họ có ký hợp đồng ủy thác và ông Vinh cũng là người ký hợp đồng ủy thác này. Việc xuất khẩu hàng ra nước ngoài và giấy tờ hải quan tôi là người trực tiếp ký”, ông Byron Scott Me Laughlin nói.
Về câu hỏi vì sao từ đầu đến cuối làm việc với Tuna Fish Bình Định nhưng khi bà Trịnh Thị Ngọc Sâm, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vinh Sâm (trụ sở Phú Yên) đòi hàng thì công ty lại làm theo? Ông Byron Scott Me Laughlin trả lời là vì bà Sâm là HĐQT của Công ty Tuna Fish Bình Định và hàng mới đến Singapore nên chỉ 2 ngày quay về Việt Nam. "Sau khi triệu hồi hàng về chúng tôi yêu cầu Công ty Tuna Fish Bình Định đến lấy hàng nhưng họ không đồng ý".
Ông Byron Scott Me Laughlin khẳng định chính ông đã nhiều lần gửi đơn đến cơ quan chức năng Việt Nam kêu oan giúp bà Trang vì ông biết bà Trang vô tội 100%.
Khi được hỏi: Liên quan đến lô hàng USPC xuất khẩu ủy thác, vì sao có thông tin hàng đã đến Mỹ nhưng ông lại khẳng định hàng mới đến Singapore thì được triệu hồi về, ông Byron Scott Me Laughlin cho biết, USPC ký kết việc vận chuyển hàng xuất khẩu với hãng tàu APL và lô hàng xuất khẩu này được vận chuyển từ Việt Nam quá cảnh ở Singapore để vận chuyển lên tàu mẹ trước khi đến Hoa Kỳ. Khi hàng đến Singapore thì USPC nhận được yêu cầu của Tuna Fish Bình Định nên triệu hồi hàng về.
Luật sư đại diện Công ty USPC hỏi, hiện có xác nhận nào xác định khi lô hàng sang đến bến cảng Hoa Kỳ vẫn còn nguyên container và có xác định được lô hàng quay về có phải lô hàng xuất hay không? Đại diện hãng tàu APL khẳng định, đến nay chưa có xác nhận nào về điều này.
“Ngày 28.3.2013, đại diện hãng tàu APL có văn bản trả lời Cơ quan điều tra Công an Bình Dương về vụ án. Vậy APL lấy căn cứ nào để trả lời cho Công an Bình Dương?”, luật sư hỏi tiếp. Đại diện hãng tàu cho biết đến thời điểm này chưa có văn bản nào của APL quốc tế và những cơ quan có thẩm quyền của Mỹ xác nhận là hàng đã đến cảng Mỹ.
Trước đó, nguyên đơn là bà Trịnh Thị Ngọc Sâm vẫn giữ quan điểm đúng như VKSND tỉnh Bình Dương đã truy tố. Tuy nhiên khi tòa hỏi về số hàng cá ngừ giao cho Công ty USPC là của Công ty Vinh Sâm hay là của Công ty Tuna Fish Bình Định, bà Sâm trả lời vì hai công ty đều của gia đình nên số lượng cá ngừ do bà bỏ tiền ra nhưng Công ty Tuna Fish Bình Định mới thành lập nên bà chuyển lô hàng qua để lấy kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên tất cả hợp đồng, giao dịch về lô hàng cá ngừ này với Công ty USPC đều do bà Sâm thực hiện.
Chiều 27.4, phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi đối với bị cáo Trang.
Theo Hứa Phương/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)