Hình phạt nào cho người mẹ giết con hơn 1 tháng tuổi ở Hà Nội?

Google News

(Kiến Thức) - Công an đã xác định nghi phạm sát hại bé trai hơn 1 tháng tuổi ở Hà Nội là mẹ ruột cháu bé. Người mẹ này có thể phải chịu hình phạt thế nào của pháp luật?

Những người dân ở xã Hữu Bằng (huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) đang xôn xao, bàng hoàng trước vụ việc bé trai hơn một tháng tuổi tử vong trong chậu nước tắm – cháu V.V.A. (35 ngày tuổi). Cháu bé được xác định là con của anh Vũ Đình H. (SN 1988) và chị Phan Thị Tr. (SN 1998) cùng trú tại thôn Đình (xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội). Đáng chú ý, sáng 14/6, cơ quan công an TP Hà Nội đã xác định được nghi phạm sát hại cháu bé chính là mẹ ruột càng khiến dư luận không thể ngờ tới.
Bước đầu, tại cơ quan công an, chị Phan Thị Tr. đã khai nhận hành động giết hại con trai mình.
Hinh phat nao cho nguoi me giet trai hon 1 thang tuoi o Ha Noi?
 Cơ quan điều tra phong tỏa ngôi nhà xảy ra vụ việc để điều tra, làm rõ.
Dưới góc độ pháp lý liên quan đến vụ việc, trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh - Đoàn luật sư TP Hà Nội - cho biết: "Trong trường hợp nếu Cơ quan điều tra xác định được đối tượng dìm chết bé trai 33 tháng tuổi là người mẹ đẻ thì chị này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội giết người theo Điều 93 BLHS với tình tiết định khung "giết con đẻ".
Luật sư Thơm phân tích: Nếu xác định nguyên nhân gây ra cái chết cho con do mâu thuẫn gia đình và do bị ảnh hưởng về bệnh trầm cảm sau sinh thì cần thiết phải giám định khả năng nhận thức và điều khiển hành vi để làm căn cứ xử lý theo qui định của pháp luật.
Trường hợp kết luận giám định của Cơ quan chuyên môn xác định người mẹ bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trước, trong và sau khi phạm tội thì vụ án sẽ được đình chỉ. Khi đó, người mẹ sẽ phải bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, người mẹ vẫn còn đủ khả năng nhận thức sau khi dìm chết cháu bé trong chậu nước, vẫn còn đủ nhận thức để tìm cách che giấu hành vi phạm tội, đánh lạc hướng cơ quan pháp luật như tạo hiện trường giả và tiếp tục vào ngủ như không có chuyện gì xảy ra. Như vậy, nhiều khả năng, người mẹ chỉ bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi khi trước, trong và sau khi phạm tội.
Đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.
Theo Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao thì con mới đẻ là đứa trẻ mới sinh ra trong bảy ngày trở lại. Nghĩa là, qua ngày thứ tám thì hành vi mẹ giết con sẽ cấu thành tội giết người theo khoản 1 điều 93 Bộ luật Hình sự. Điều 93. (1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: c) Giết trẻ em).
Trước đó, khoảng 5h30 ngày 12/6, ông Vũ Đình Lăng (SN 1948, trú tại thôn Đình, xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội) đã phát hiện cháu V.V.A (cháu nội ông Lăng) nằm sấp ở chậu nước mà mọi ngày bố, mẹ cháu vẫn hay tắm cho cháu. Ông Lăng và mọi người bế cháu lên, tiến hành hô hấp nhưng cháu bé đã tử vong.  
Bảo Ngân

>> xem thêm

Bình luận(0)