Giải mã giày Nike “xịn” có giá rẻ như hàng fake?

Google News

Đường dây trộm cắp giày Nike lên đến hàng chục tỷ đồng vừa được Bộ Công an triệt phá ngày hôm qua (12/1).

Sáng ngày 13/1, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) - Bộ Công an xác nhận, đơn vị này vừa triệt phá thành công đường dây công nhân trộm cắp giày Nike quy mô vài chục tỉ đồng của công ty TNHH Freetrend Industrial Việt Nam (KCX Linh Trung I, Q. Thủ Đức, TP.HCM).
Để có thể triệt phá thành công đường dây trộm cắp quy mô lớn này, lực lượng chức năng phải chia thành 4 mũi, từ Bắc vào Nam, đồng thời tiến hành bắt giữ, khám xét nơi ở của 3 đối tượng đó là: Hoàng Bá Tuấn Anh (ngụ Hà Nội), Trần Xuân Thành (ngụ Hải Phòng) và Trần Thiên Hận (ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM).
Giai ma giay Nike “xin” co gia re nhu hang fake?
 Nhóm đối tượng Đạt - Hận - Lan (từ trái qua phải) tại cơ quan điều tra.
Tất cả các đối tượng này đều có liên quan đến hành vi "tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có". Từ những manh mối thu được, lực lượng chức năng còn phát hiện được nhóm người này đều là những chủ shop đồ thể thao, họ móc nối thu mua số giày Nike của đường dây công nhân trộm được từ trong công ty TNHH Freetrend Industrial Việt Nam, rồi bày bán từ Bắc chí Nam. Trung bình mỗi đôi giày Nike chính hiệu bày bán công khai tại các shop có gia từ 2 triệu đến 8 triệu đồng.
Nhưng với những thương vụ thó được các đôi giày Nike trộm từ trong Freetrend Industrial Việt Nam (doanh nghiệp được Nike tín nhiệm chọn gia công hàng thành phẩm để xuất bán ra toàn cầu) với giá dao động từ 3 - 8 triệu đồng/ đôi. Mặc dù giá khá cao nhưng vì là hàng trộm nên họ sẵn sàng hạ giá thành bán để kiếm lời, so với giá gốc thì mỗi đôi họ đều bán rẻ hơn vài trăm ngàn đồng/đôi, thậm chí có đôi giá bèo vài trăm nghìn đồng nên nhiều người tiêu dùng đã lầm tưởng là hàng fake cao cấp từ Trung Quốc.
Nguồn tin từ báo Người Đưa Tin xác nhận, chuyên án này được C45 "cất vó" vào tối ngày 12/1. Theo đó, C45B đã bắt khẩn cấp các đối tượng gồm: Nguyễn Thị Diệu (43 tuổi, cầm đầu băng nhóm); Phan Công Thịnh (28 tuổi); Trần Thị Lan (39 tuổi, cùng quê ở Nghệ An) và Nguyễn Hoàng Đạt (45 tuổi, quê ở Q.Thủ Đức, TP.HCM) để điều tra hành vi "Trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".
Cũng theo nguồn tin từ cơ quan điều tra, khi cuộc bố ráp được tiến hành thì Phan Công Thịnh cũng đang trên đường vận chuyển gần chục đôi giày Nike ra ngoài cổng công ty để giao cho đồng phạm chuẩn bị tẩu tán số hàng ra ngoài tiêu thụ theo như kế hoạch ban đầu của băng nhóm. Thịnh lập tức bị bắt tại chỗ cùng với tang vật.
Khai với cơ quan điều tra, Thịnh thừa nhận tất cả hành vi của mình đồng thời khai ra Diệu, Lan và Đạt cũng trong đường dây này. Ngoài ra còn có công nhân hỗ trợ trong đường dây trộm cắp.
Theo lời khai của Thịnh, nhóm này chuyên trộm cắp giày thành phẩm nhãn hiệu Nike do Freetrend Industrial VN sản xuất rồi tuồn ra ngoài buôn bán lại cho các shop với giá rẻ hơn vài trăm ngàn để lấy lời.
Để mình chứng cho điều này, Thịnh nói: “ Diệu là công nhân trong xưởng sản xuất giày của công ty, rồi chỉ đạo đàn em trộm cắp giày Nike và trực tiếp đứng ra thương lượng, bán giày trộm được cho Nguyễn Hoàng Đạt. Sau đó, Lan (trưởng chuyền ) là người có nhiệm vụ nhận chỉ tiêu, chỉ đạo công nhân sản xuất, giao nhận giày thành phẩm và trực tiếp lấy giày để Diệu đưa cho đàn em vận chuyển ra ngoài tiêu thụ”.
Bên cạnh đó, Tuấn Anh và Xuân Thành (là chủ shop bán hàng thể thao lớn ở Hà Nội và Hải Phòng). Để kiếm lời, các đối tượng này thường xuyên thu mua chiến lợi phẩm của nhóm đối tượng trộm cắp được từ công ty rồi bán lại cho khách hàng.
Để thuận tiện cho việc trao đổi, Đạt gửi giày Nike qua bưu điện cho Tuấn Anh và Xuân Thành, rồi chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Riêng Hận, có một shop bán nhiều loại giày và quần áo thể thao hiệu Nike, Hận thường lấy một số lượng lớn giày trộm cắp trực tiếp từ Đạt, thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng.
Sau khi lấy lời khai từ nhóm đối tượng, Công an tiến hành khám xét nơi ở của các đối tượng, tại đây công an thu giữ được rất nhiều giày hiệu Nike do trộm cắp mà có. Ngay sau đó, các mũi trinh sát cũng ập vào khám xét, bắt giữ các đối tượng tiêu thụ hàng trộm cắp ở Hải Phòng, Hà Nội và TP.HCM. Đây là các đối tượng hình sự cộm cán hoạt động tại địa bàn thị xã Dĩ An - Bình Dương và quận Thủ Đức.
Được biết, nhóm đối tượng đã tìm cách móc nối với người bên trong công ty và trà trộn vào làm công nhân tại công ty này. Sau đó, tiếp cận và dụ dỗ một số công nhân có điều kiện kinh tế khó khăn lấy trộm giày của công ty bán cho chúng. Biết được tâm lý của những công nhân này, họ dụ dỗ rồi lôi kéo hàng trăm công nhân tham gia vào phi vụ này.
Sau đó, bên ngoài sẽ có một nhóm đối tượng trực tiếp làm nhiệm vụ giao nhận giày, trong quá trình kiểm kê sẽ lấy cắp từ 1 đến 3 đôi giày, cất giấu trong túi nylon đen hoặc hộp giấy để tại những nơi định sẵn như nhà vệ sinh hay cầu thang, để bảo vệ không chú ý.
Tinh vi hơn, sau khi lấy được hàng rồi, sẽ có một đối tượng khác nhận nhiệm vụ đến nhận, đem ra ngoài và đưa giày về điểm tập kết ở Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Sau đó mang đi tiêu thụ cho các shop theo như kế hoạch ban đầu. Đặc biệt, trong đường dây này, nhóm đối tượng đã lôi kéo hàng trăm công nhân tham gi vào phu vụ phi pháp này dẫn đến công ty mất hàng trăm đôi giày/ngày.
Hiện vụ việc đang được đang được công an tiến hành điều tra làm rõ.
Song nguồn tin riêng của Người Đưa Tin còn cho biết, thực tế đã có những phi vụ trộm giày không riêng hãng Nike mà hãng nổi tiếng không kém, đối thủ của Nike là Adidas cũng bị tình trạng tương tự. Không chỉ có những đôi giày thành phẩm chuẩn bị được bán ra thì trường, những đôi giày bị lỗi của các hãng này trong lúc đưa đi cắt để bảo vệ chất lượng trước người tiêu dùng cũng bị trộm bán và được các lò chế biến đóng lại đế bán ra ngoài như những đôi giày hàng chính hiệu.
Theo Người Đưa Tin

Bình luận(0)