Bóng hồng duy nhất vụ Trịnh Sướng đảm nhận vai trò gì...bị truy tố?

Google News

(Kiến Thức) - Ngày 18/1, Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đã có kết luận điều tra 3 vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả (xăng giả) của Trịnh Sướng và đồng phạm. 

Công an tỉnh Đắk Nông, đơn vị đã khởi tố tất cả 4 vụ án liên quan đến chuyên án về đường dây sản xuất xăng giả của Trịnh Sướng. Trong đó, có 3 vụ án kết thúc điều tra, 21 bị can bị đề nghị truy tố về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả (xăng giả).
Còn lại 1 vụ án với 11 đối tượng liên quan đến chuyên án trên đang được công an tiếp tục điều tra mở rộng. Đối với 21 bị can nằm trong 3 vụ án đã kết thúc điều tra, công an xác định, có 7 bị can giữ vai trò quan trọng. Hiện, Công an tỉnh Đắk Nông đã chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát Nhân dân cùng cấp, đề nghị khởi tố 21 bị can.
Riêng bị can Nguyễn Thị Hồng Thủy là người có vai trò giúp sức tích cực cho ông Trịnh Sướng trong việc liên hệ, mua dung môi, hóa chất để phục vụ cho việc pha xăng giả. Trương Văn Thuận (thuyền trưởng tàu Gia Thành 7) đã giúp cho ông Sướng vận chuyển dung môi, toluene và MTBE để tổ chức pha chế.
Bong hong duy nhat vu Trinh Suong dam nhan vai tro gi...bi truy to?
 Bị can Trịnh Sướng.
Trao đổi với PV Kiến thức về vấn đề này, luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, theo nội dung kết luận điều tra thì các đối tượng bị đề nghị truy tố về tội sản xuất, buôn bán hàng giả, tội danh và hình phạt được bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
c) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
d) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Bong hong duy nhat vu Trinh Suong dam nhan vai tro gi...bi truy to?-Hinh-2
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
g) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Làm chết người;
i) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
k) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
l) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
m) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;
n) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Hàng giả có giá thành sản xuất 100.000.000 đồng trở lên;
b) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn từ 200.000.000 đồng trở lên;
c) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
d) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Làm chết 02 người trở lên;
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
h) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật hình sự 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, sau khi có cáo trạng của Viện kiểm sát thì hồ sơ sẽ được chuyển sang tòa án để xem xét làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo đồng thời xác định mức hình phạt phù hợp cho từng bị cáo. Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ làm rõ số xăng mà các đối tượng đã sản xuất, buôn bán là “hàng giả” và làm rõ số lượng, làm rõ yếu tố thu lời bất chính và hậu quả để có hình thức xử lý cho phù hợp quy định của pháp luật.
Trường hợp có căn cứ cho thấy các phương tiện ô tô, xe máy thời gian gần đây bị cháy là do sử dụng xăng giả của doanh nghiệp này thì những nạn nhân cũng có quyền yêu cầu cá nhân, doanh nghiệp này phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp có căn cứ cho thấy các đối tượng có hành vi phạm tội, hành vi thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm, kết quả tranh tụng có đủ căn cứ để buộc tội các bị cáo thì các bị cáo trong vụ án này có thể đối mặt với mức hình phạt cao nhất là 15 năm tù theo quy định tại khoản 3, điều 192 bộ luật hình sự năm 2015.Trong trường hợp pháp nhân phạm tội thì vẫn có thể áp dụng quy định tại điều luật này để xem xét chế tài đối với pháp nhân theo quy định pháp luật.
Với những đối tượng thực hiện hành vi phạm tội với vai trò giúp sức, xúi giục thì sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ, khoan hồng hơn và mức hình phạt sẽ ít nghiêm khắc hơn. Ngoài hình phạt chính là phạt tiền hoặc phạt tù thì tòa án cũng có thể áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đối với bị cáo trong vụ án này.
>>> Xem thêm video: Khởi tố đại gia Trịnh Sướng bán xăng dầu giả

Nguồn: VTC Now.

Trung Vương

>> xem thêm

Bình luận(0)