Vì sao tiêm kích JAS-39E mới là tương lai chiến đấu cơ?

Google News

(Kiến Thức) - Không phải đến tiêm kích thế hệ 6 mà chính là tiêm kích JAS-39E Gripen mới chính là tương lai của máy bay chiến đấu.

Nhiều người vẫn cho rằng, máy bay chiến đấu thế hệ 6 vẫn đang trong giai đoạn hình thành ý tưởng thiết kế là tương lai của thế giới chiến đấu cơ, nhưng nhà phân tích Bill Sweetman cho rằng, tiêm kích đa năng JAS-39E Gripen (biến thể nâng cấp của dòng tiêm kích JAS-39) mới chính là tương lai.

Trong năm 2005, Lockheed Martin đã giới thiệu tiêm kích F-35, một máy bay phản lực tàng hình thế hệ thứ 5 mới được phát triển cho Lầu Năm Góc. Trớ trêu thay đó là một thuật ngữ mà họ vay mượn từ Nga để mô tả một máy bay chiến đấu tàng hình khác của chiếc F-22.

Một số đối thủ của Lockheed Martin cho rằng nó chỉ đạt được khả năng của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, cho dù điều đó có đúng hay không thì cũng làm cho việc đánh giá trở nên khó khăn hơn. Nhưng nếu là máy bay chiến đấu thế hệ 5 có nghĩa là sẽ có “máy móc điều khiển tối ưu” và một thế hệ thứ 6 sẽ xuất hiện.

Vi sao tiem kich JAS-39E moi la tuong lai chien dau co?
Không phải F-22, F-35 hay Su T-50 mà JAS-39E Gripen mới chính là tương lai của máy bay chiến đấu.

Tập đoàn SAAB của Thụy Điển đã lập luận rằng họ đang phát triển một máy bay chiến đấu như vậy. Tiêm kích JAS-39E được xem là tương lai của các cuộc không chiến chứ không phải là các khái niệm cực kỳ đắt tiền mà Mỹ đang tìm kiếm là máy bay đầu tiên thuộc thế hệ 6.

Khái niệm máy bay chiến đấu thế hệ 5 đã xuất hiện cùng với những máy bay đã 30 năm tuổi. Thuật ngữ này được xem là bước ngoặt cuối cùng của Chiến tranh Lạnh khi chính quyền Reagan tăng tốc chạy đua vũ trang khi mà sự tin tưởng rằng các nguồn lực kinh tế của Liên Xô có thể đưa vào “cây gậy quyền lực đầu tiên”.

F-22 được thiết kế cho một cuộc chiến tranh đầy thách thức nhưng theo cách đơn giản nhất. Nếu bạn đang ở trong một máy bay chiến đấu của NATO hướng về phía Đông sẽ có rất nhiều người đang học theo cách của bạn để cố gắng giết bạn.

Công nghệ quốc phòng dẫn đầu là hàng không vũ trụ trong những ngày đó và các phương tiện bay cũng như nhiều công nghệ khác. Ngày nay các trò chơi mô phỏng quân sự có nguồn gốc từ những năm 1980 đã trở nên lỗi thời. Thế giới ngày nay đã thay đổi, chiến dịch Allied Force (lực lượng đồng minh) năm 1999 đã báo trước cho các chiến dịch không kích khác trong những năm 2000 sẽ gặp nhiều khó khăn.

Vi sao tiem kich JAS-39E moi la tuong lai chien dau co?-Hinh-2
Nhà phân tích Bill Sweetman cho rằng JAS-39E Gripen mới chính là máy bay chiến đấu thế hệ 6 chứ không phải các sản phẩm đắt tiền mà Mỹ đang tìm kiếm.

NATO đã thực sự gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các mục tiêu và càng khó khăn hơn trong việc phân biệt các mục tiêu dân sự. Có thể chắc chắn rằng các cuộc xung đột trong tương lai được dẫn dắt bởi các hoạt động tình báo, trinh sát và giám sát. Một vấn đề quan trọng khác là ý thức của người lính về khu vực xung đột cũng là một chìa khóa của vấn đề.

Bài toán hóc búa đối với các nhà hoạch định quân sự mặc dù nắm trong tay những kỹ thuật thông minh nhưng việc phát triển những máy bay chiến đấu vô cùng đắt tiền và để có một sản phẩm tối ưu từ “cái nôi đến nấm mồ” là cả một chân trời xa cả về chính trị lẫn công nghệ.

Lý do mà JAS-39 Gripen E có thể đạt được danh hiệu “máy bay chiến đấu thế hệ 6” bởi vì nó được thiết kế với những vấn đề còn nằm trong tâm trí. Đầu tiên cần phải kể đến là phần mềm đi kèm được chạy trên nền của hệ thống phần cứng System 21. Việc điều chỉnh hệ thống được thực hiện khoảng 2 năm một lần, bắt đầu với mô hình A sau đó là B của JAS-39.

Để kéo dài thời hạn sử dụng của máy bay nó cần phải có khả năng thích ứng ở cả hai vấn đề nhiệm vụ và tuổi thọ. Gripen được thiết kế như một máy bay nhỏ với tải trọng vũ khí tương đối lớn. Nó liên tục được “porting”(một thuật ngữ trong công nghệ phần mềm) lên các phiên bản phần mềm mới nhất với khả năng tương thích với tất cả hệ thống vũ khí từ mô hình C đến mô hình D và tiếp đến là mô hình E.

Vi sao tiem kich JAS-39E moi la tuong lai chien dau co?-Hinh-3
Nhà phân tích Bill Sweetman cho rằng tính hiệu quả và chi phí mới chính là thước đo cho máy bay chiến đấu thế hệ 6.

Thụy Điển đã đầu tư mạnh vào các hệ thống kỹ thuật cảm biến trạng thái. Họ là những người đầu tiên sử dụng công nghệ gallium nitride trong các hệ thống tác chiến điện tử. Đây là một công nghệ rất quan trọng nó dành nhiều không gian hệ thống sử dụng cho nhiệm vụ nhận dạng và phân biệt bạn-thù. Một hệ thống tham vấn IFF tốt là rất quan trọng trong các tình huống lộn xộn nơi có các mục tiêu quân sự, dân sự, trung lập, các mục tiêu thân thiện trong cùng một vùng trời.

Khả năng phát triển công nghệ cảm biến trạng thái của Thụy Điển là sự pha trộn giữa công nghệ trong nước và các công nghệ nhập khẩu. Các công nghệ kiểu “thu hoạch” chứ không phải phát minh trở nên rất quan trọng trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay.

Động cơ của JAS-39 là từ Mỹ, radar của Anh, hệ thống hồng ngoại từ Italy, khung máy bay có thể được sản xuất ở Brazil. Tuy nhiên, điều khiến tiêm kích JAS-39 E hội tụ đủ yếu tố của một máy bay chiến đấu “thế hệ 6” bởi nó phù hợp với hầu hết môi trường chiến tranh hậu chiến tranh lạnh.

Nó không phải là máy bay chiến đấu nhanh nhất hay tàng hình nhất trên thế giới, đó không phải là một khiếm khuyết, đó là một tính năng. Các yêu cầu phát triển đã được hạn chế vì JAS-39E được thiết kế để ít chi phí hơn trong phát triển, sản xuất và hoạt động so với JAS-39C mặc dù mọi thứ gần như tốt hơn.

Một kỹ sư phát triển của dự án JAS-39 cho biết: “Không quân Thụy Điển không đủ khả năng để làm điều này theo cách truyền thống mà không cần sự trợ giúp từ các nước khác. Đó là một mục tiêu đầy tham vọng và lần đầu tiên Thụy Điển thực hiện một dự án như vậy trong ánh đèn của sân khấu quốc tế. Nếu thành công đó sẽ là một bài học mà không phải ai cũng đủ khả năng để hiểu nó”.

Bình Đức

Bình luận(0)