Vì sao Quân đội Trung Quốc chỉ là rồng giấy? (1)

Google News

(Kiến Thức) - Hỏng một nửa số xe tăng trong tập trận, lực lượng thiết giáp đông mà cũ, binh sĩ tinh thần kém là các tiết lộ gây sốc về Quân đội Trung Quốc.

Theo lời kể của Hou Minjun - Chỉ huy trưởng của một đơn tăng thiết giáp thuộc tập đoàn quân số 27 của Quân đội Trung Quốc chua xót tiết lộ, đơn vị của Hou đã mất hơn một nửa lực lượng khi chưa kịp tham chiến trong một cuộc tập trận kéo dài 9 ngày ở khu vực Nội Mông.
Theo đó, trong cuộc tập trận mang tên Bắc Kiếm 1405 diễn ra vào năm 2013, chỉ trong 48 giờ đầu tiên, tiểu đoàn tăng thiết giáp của Hou đã mất 40 xe tăng do gặp phải các sự cố kỹ thuật và hầu như không thể hoạt động được nữa. Chỉ có 15 chiếc trong số đó có thể sửa chữa và tiếp tục cuộc hành quân kéo dài hơn 233km để đến điểm tập kết.
Vi sao Quan doi Trung Quoc chi la rong giay (1)
Lực lượng tăng thiết giáp Trung Quốc không tốt như những gì được giới thiệu.
Mặc dù cuộc tập trận này không bao gồm tình huống hiệp đồng tác chiến và bắn đạn thật nhưng việc mất gần nửa số xe tăng được trang bị là một nỗi đau khá lớn đối với Hou, khi ông là một trong những chỉ huy có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lực lượng tăng thiết giáp Trung Quốc.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, thất bại của cuộc tập trận Bắc Kiếm 1405 là một dấu hiệu đáng báo động đối với Trung Quốc khi mà điều này càng để lộ các điểm yếu kém vẫn tồn tại trong Quân đội Trung Quốc về chất lượng đào tạo cũng như trang bị dành cho quân đội.
Lực lượng tăng thiết giáp lỗi thời và không đồng bộ
Thất bại của tiểu đoàn tăng thiết giáp do Hou chỉ huy ở cuộc tập trận Bắc Kiếm 1405 cũng không gây quá nhiều ngạc nhiên cho các chuyên gia phân tích quân sự trên thế giới. Khi mà hàng ngàn chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực đang phục vụ trong Quân đội Trung Quốc đều là các biến thể nâng cấp của xe tăng T-55 do Liên Xô thiết kế từ thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh.
Mặc dù việc nâng cấp số xe tăng này của Trung Quốc giúp kéo dài tuổi thọ hoạt động và tăng cường khả năng hỏa lực, nhưng sau hơn 60 năm phục vụ liên tục T-55 đã không còn thích hợp cho kho vũ khí hiện đại của Trung Quốc cũng như môi trường chiến tranh hiện đại ngày nay.
Vi sao Quan doi Trung Quoc chi la rong giay (1)-Hinh-2
 Dù được nâng cấp toàn diện nhưng các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ cũ của Trung Quốc vẫn không đáp ứng được nhu cầu hiện tại.
Đặc biệt là sau Chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1991 khi Quân đội Mỹ phá hủy hàng ngàn chiếc xe tăng của Quân đội Iraq do Trung Quốc và Liên Xô chế tạo, điều này đã khiến Trung Quốc phải thay đổi lại định hướng phát triển lực lượng tăng thiết giáp của nước này. Và dòng xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất được Trung Quốc phát triển cho đến hiện nay là Type 99, với việc kết hợp công nghệ chế tạo xe tăng tiên tiến của Phương Tây và Liên Xô.
Theo một báo cáo của trang mạng quân sự War on the Rocks công bố vào đầu năm nay cho biết, tốc độ hiện đại hóa lực lượng tăng thiết giáp của Trung Quốc vẫn chưa đủ để có thể giúp nước này thoát khỏi tình trạng hiện tại. Số lượng xe tăng mới được đưa vào trang bị cho Quân đội Trung Quốc mỗi năm đều không đáng kể và số tăng này đều được bố trí rãi rác trong các đơn vị tăng thiết giáp của nước này. Đó là còn chưa kể tới số lượng xe tăng cần thay mới của Trung Quốc mỗi năm đều rất lớn.
Với trang bị không đồng bộ thậm chí là thiếu hụt khiến lực lượng tăng thiết giáp Trung Quốc phải thường xuyên đối mặt với việc thay đổi chiến lược cũng như việc đào tạo lực lượng kế thừa kế cận. Điểm yếu này sẽ không hề tốt cho Trung Quốc trong một cuộc xung đột hiện đại.
Vi sao Quan doi Trung Quoc chi la rong giay (1)-Hinh-3
 Các xe tăng chiến đấu chủ lực của Trung Quốc thậm chí có khả năng bị vô hiệu hóa khi chưa kịp tham chiến.
Huấn luyện đào tạo và năng lực chiến đấu của binh sĩ
Ngay cả khi được trang bị các loại vũ khí tốt nhất, các binh sĩ Trung Quốc cũng chưa chắc đã có thể sử dụng chúng đúng cách và Quân đội Trung Quốc phải mất khá nhiều thời gian lẫn công sức để có thể đào tạo các binh sĩ của mình có đầy đủ năng lực cần thiết để trở thành các sĩ quan giỏi về chiến thuật lẫn chiến lược. 
Một báo cáo gần đây của công ty nghiên cứu và phân tích RAND có tự đề “ Hiện đại hóa quân đội kiểu nửa vời của Trung Quốc” cho biết, Quân đội Trung Quốc đang lâm vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều binh chủng bao gồm cả lực lượng pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa chiến lược) và lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược.
Trong một báo cáo vào năm 2012 cho biết, các binh sĩ thuộc một quân đoàn pháo binh số 2 của Quân đội Trung Quốc đã không thể cầm cự nổi trong hầm ngầm trong một cuộc tập trận kéo dài 15 ngày. Nhiều sĩ quan đã không chịu nổi áp lực chỉ sau khoảng một tuần họ rơi vào trạng thái chán chường, khiến sĩ quan cấp trên phải đưa một đoàn văn công nữ đến biểu diễn để khích lệ tinh thần. 
Giới tướng lĩnh Trung Quốc cho rằng, các binh sĩ này còn quá trẻ và không được chuẩn bị cho việc hoạt động trong một khoảng thời gian dài dưới lòng đất. Nhưng khi thực hiện một cuộc tập trận tiếp theo chỉ kéo dài 3 ngày, kết quả ở đơn vị này còn tệ hơn nhiều binh sĩ đã phải gặp bác sĩ tâm lý vào ngày thứ hai thậm chí nhiều người còn bỏ cả ăn.
Trung Quốc cũng đang duy trì một hạm đội tàu ngầm đông đảo, trong đó có cả những tàu ngầm hạt nhân mang theo các tên lửa đạn đạo, nhưng đa số chúng không thể hoạt động xa bờ hay dài ngày. 
Theo một vài tài liệu phương Tây, vào năm 2003, một tàu ngầm diesel của Trung Quốc gặp sự cố và toàn bộ thủy thủ đoàn đều thiệt mạng điều này cho thấy tình trạng huấn luyện và bảo dưỡng tàu ngầm yếu kém trong Hải quân Trung Quốc.
Vi sao Quan doi Trung Quoc chi la rong giay (1)-Hinh-4
 Chính sách một con của Trung Quốc đang quay lại tấn công chính quân đội của nước này.
Một vị tướng Trung Quốc nói với tờ The New York Times cho rằng, do chính sách một con của nước này đã để hậu quả là đến 80% binh sĩ trong Quân đội Trung Quốc lớn lên trong sự nuông chiều từ cha mẹ và ông bà của họ. Và để có thể đào tạo huấn luyện những binh sĩ này theo điều lệnh và lối sống trong quân đội là một thách thức không hề dễ.
Scott W. Harold - một trong những chuyên gia phân tích của RAND trả lời phỏng vấn tờ The New York Times cho hay, các binh sĩ Trung Quốc gia nhập quân ngũ và mang theo tư tưởng là đứa con duy nhất trong gia đình nên họ luôn trông mong sợ giúp đỡ từ cha mẹ.
Chất lượng và kết quả huấn luyện của Quân đội Trung Quốc luôn là một đề tài thường bị chỉ trích, các sĩ quan Trung Quốc thường làm giả kết quả để lấy lòng cấp trên của họ. Báo chí quân sự Trung Quốc thường chỉ ra chủ nghĩa hình thức nặng nề trong quá trình đào tạo, huấn luyện tân binh của nước này và nhìn chung các binh sĩ Trung Quốc thường gặp khó khăn khi phải đối mặt với môi trường thực tế. Điều này bộc lộ vô số điểm yếu trong học thuyết quân sự của Trung Quốc nhưng mặt khác nó lại tạo ra cơ hội cho Trung Quốc cải thiện năng lực chiến đấu của quân đội nước này.
Trà Khánh

Bình luận(0)