Vì sao Quân đội Belarus vẫn rất mạnh, không tàn tạ như Ukraine

Google News

(Kiến Thức) -Quân đội Belarus thừa hưởng kho vũ khí khá tốt từ thời Liên Xô, cùng nền công nghiệp quốc phòng có thể coi là đứng thứ ba trong khối SNG.

Belarus là một trong nhiều quốc gia may mắn trong việc xây dựng lực lượng quân đội riêng của mình sau khi Liên Xô sụp đổ, với hàng loạt trang thiết bị quân sự hiện đại nhất của Quân đội Liên Xô lúc đó được chuyển giao cho Belarus. Một phần của sự may mắn trên là xuất phát từ việc Moscow lo sợ mối đe dọa từ NATO và Belarus, Ba Lan và Đông Đức là tuyến phòng thủ thứ 2 của Liên Xô khi đó. Bên cạnh đó Belarus còn được thừa nhiều tổ hợp công nghiệp và công nghệ điện tử tiên tiến từ Liên Xô.
Quân đội Belarus ngày nay cũng không duy trì các tổ hợp hệ thống vũ khí đắt tiền hay phức tạp trong lực lượng vũ trang của mình khi nước này không có lực lượng tên lửa chiến lược hay hải quân và các loại vũ khí như vậy đa phần đã được chuyển giao hết cho Nga.
Nước cộng hòa này có vùng lãnh thổ nhỏ nhưng bù lại điều kiện khí hậu không quá khắc nghiệt, không có núi, sa mạc hay vùng lãnh nguyên với tất cả lợi thế trên Belarus có thể xây dựng cho mình một quân đội đơn giản không cần quá tốn kém.
Vi sao Quan doi Belarus van rat manh, khong tan ta nhu Ukraine
 Pháo tự hành 2S5 Giatsint-S 152mm do Liên Xô sản xuất trong biên chế Quân đội Belarus trong một đợt duyệt binh của nước này.
Phó Giám đốc Học viện Chính trị và phân tích quân sự Alexander Khramchikhin trong một bài phân tích của mình đã đánh giá rằng, Belarus là một trong một số ít các quốc gia thuộc Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) sở hữu cho mình một lực lượng vũ trang thật sự tốt trong suốt một thời gian dài kể từ khi Liên Xô sụp đổ.
Mặc dù với nguồn lực tài chính hạn chế nhưng Quân đội Belarus vẫn duy trì khả năng chiến đấu của nước này ở mức cao nhất và tinh thần chiến đấu của binh sĩ nước này khiến người liên tưởng đến Quân đội Liên Xô trước đây. Quân đội Belarus cũng tiến hành các đợt cải tái cơ cấu lớn với hai sở chỉ huy lớn được đặt ở phía Tây và Tây Bắc của nước này, bên cạnh đó Belarus cũng xây dựng cho mình hệ thống phòng không đủ mạnh để đối đầu với mọi mối đe dọa.
Lục quân lực lượng nòng cốt của Quân đội Belarus cũng được chuyển đổi sang cấp lữ đoàn thay vì quân đoàn như trước kia một phần do quy mô của quân đội nước này. Tuy nhiên Belarus cũng duy trì một lực lượng quân sự đủ mạnh để đối phó với các mối đe dọa tiềm năng nhất là nước này kẹt giữa mối quan hệ giữa Nga và Phương Tây, bên cạnh đó mối đe dọa khủng bố cũng một trong những vẫn đề mà Quân đội Belarus quan tâm tới hiện nay.
Còn đối với lực lượng không quân, Belarus có hết hầu như mọi thứ mà họ cần. Không quân Belarus có bốn căn cứ chính gồm căn cứ đóng tại Baranovichi, căn cứ Lida, căn cứ không quân liên hợp số 50 tại Machulishchi và căn cứ trực thăng số 181 đóng tại Pruzhany.
Không quân Belarus hiện duy trì các phi đội máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất trước đây như tiêm kích MiG-29BM, Su-27, cùng với đó là những chiếc cường kích Su-25.
Vi sao Quan doi Belarus van rat manh, khong tan ta nhu Ukraine-Hinh-2
 Dù không đủ khả năng tự nâng cấp các máy bay chiến đấu nhưng Belarus vẫn có thể tự mình đại tu hoặc sửa chữa hầu hết các dòng máy bay quân sự có trong trang bị.
Lực lượng vận tải đường không của Không quân Belarus hầu như được trang bị khá hạn chế với hai chiếc máy bay vận tải quân sự hạng nặng IL-76 và 3 chiếc máy bay vận tải quân sự An-26. Belarus cũng được trang bị khoảng 50 máy trực thăng các loại gồm trực thăng vận tải đa năng Mi-8, trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26 và trực thăng tấn công Mi-24. Cuối cùng là phi đội máy bay huấn luyện của không quân nước này với những chiếc Yak-130, L-39 và PZL Mi-2.
Belarus được thừa hưởng từ Liên Xô khoảng 120 doanh nghiệp quốc phòng, tuy nhiên lại không có các doanh nghiệp đủ khả năng tạo ra các sản phẩm quốc phòng cuối cùng, khả năng sản xuất của nghành công nghiệp quốc phòng Belarus khá hạn chế chủ yếu là các loại phương tiện cơ giới và các thiết bị quân sự thông thường. Nhưng lợi thế của Belarus lại là sở hữu dây chuyền bảo dưỡng máy móc quân sự khá lớn.
Theo Khramchikhin, năng lực công nghiệp quốc phòng của Belarus hoàn toàn trái ngược so với Ukraine - một quốc gia cũng được thừa hưởng khá nhiều thành tựu quốc phòng từ thời Liên Xô. Theo đó nếu Ukraina đóng vai trò như là một nhà máy sản xuất quốc phòng chính cho Nga hiện nay thì Belarus lại đóng vai trò nhà máy bảo dưỡng và cung cấp các dòng sản phẩm phụ.
Belarus vẫn đang là một trong những nhà thầu cung cấp các sản phẩm quốc phòng chính cho Nga bao gồm các hệ thống định vị, thiết bị liên lạc vệ tinh, hệ thống ăng-en vô tuyến, tổ hợp máy tính trên tàu chiến hoặc trên các phương tiện cơ giới và hàng loạt sản phẩm khác.
Các tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol và Topol-M mà Quân đội Nga đưa vào trang bị cũng sử dụng khung gầm xe tải đặc chủng hạng nặng MAZ-7310 và MAZ-7917 do Belarus chế tạo thậm chí bao gồm cả các tổ hợp phòng không S-300P.
Vi sao Quan doi Belarus van rat manh, khong tan ta nhu Ukraine-Hinh-3
 Tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Quân đội Nga với khung gầm đặc chủng MAZ-7917 do Belarus sản xuất.
Mặt khác Belarus cũng nhập khẩu số lượng lớn các trang thiết bị quân sự thành phẩm từ Nga, tất nhiên các dòng vũ khí do Belarus chế tạo hoặc do Nga sản xuất dành riêng cho Belarus cũng được gọi với những cái tên khác nhau như tổ hợp rocket phóng loạt BM-21 còn được gọi là Belgrade, tổ hợp pháo phòng không tự động ZSU-23-4M5, những chiếc Su-27 và MiG-29 thì có các biến thể Su-27BM và MiG-29BM.
Các công ty quốc phòng Belarus cũng có những thành tựu riêng của mình điển hình như nhà máy bảo trì tăng thiết giáp số 140 của Belarus đã tự phát triển mẫu xe trinh sát và chiến đấu bộ binh thế hệ mới có tên 2T Stalker cũng là phương tiện chiến đấu tàng hình đầu tiên của nước này. Nhà máy bảo dưỡng máy bay 558 của Belarus cũng chủ động hoàn toàn trong việc bảo dưỡng và sửa chữa các loại máy bay quân sự của không quân nước này, bên cạnh đó Belarus cũng là một trong số ít quốc gia sở hữu công nghệ máy bay không người lái hàng đầu trong khu vực.
Moscow và Minsk cũng cùng nhau hợp tác chung cho một số dòng vũ khí dành cho thị trường xuất khẩu cho các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) hoặc một số quốc gia khác. Một trong những dòng sản phẩm có thể kể tới là biến thể hiện đại hóa của dòng xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76, xe bọc thép chở quân BTR-50P, hay tổ hợp tên lửa phòng không S-125.
Vi sao Quan doi Belarus van rat manh, khong tan ta nhu Ukraine-Hinh-4
Xe chiến đấu bộ binh thế hệ mới 2T Stalker do các công ty quốc phòng của Belarus nghiên cứu phát triển.
Ngành công nghiệp quốc phòng Belarus không cố gắng tạo ra tất cả mọi thứ nhưng họ lại chú trọng phát triển các thế mạnh của mình nhất là các phương tiện quân sự phục vụ cho chiến tranh hiện đại, khi ngày nay mỗi binh sĩ trên chiến trường đều được trang bị các thiết bị liên lạc vô tuyến, thiết bị trinh sát và kiểm soát cơ thể khác nhau.
Cho dù khá nổ lực với những gì đang có nhưng nhìn chung Quân đội Belarus và ngành công nghiệp quốc phòng của nước này vẫn còn đứng trước hàng loạt thách thức. Một trong đó số đó là về ngân sách ngày càng eo hẹp hiện nay tác động lớn từ việc ngân sách hàng năm của Belarus sụt giảm do biến động giá dầu thế giới. Ngoài ra các trang thiết bị quân sự hiện tại của Belarus cũng cần được nâng cấp hoặc thay mới nhưng Minsk lại không có nhiều tiền để làm được điều đó trong tương lai gần.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko lại tin rằng Nga có thể giúp nước tái vũ trang lại lực lượng quân đội với chi phí phù hợp với ngân sách của nước này, tất nhiên Moscow sớm muộn gì cũng sẽ làm điều đó vì đồng minh quân sự của mình tuy nhiên trong thời điểm hiện tại thì khó có thể xảy ra khi nước Nga vẫn còn đang phải giải quyết các vấn đề của mình.
Trà Khánh

Bình luận(0)