Tại sao nước Mỹ phát triển hệ bom siêu lớn?

Google News

(Kiến Thức) - Dù sử dụng rất hạn chế, thậm chí là không dùng nhưng nước Mỹ vẫn chi “núi tiền” phát triển siêu bom cực lớn. Vậy lý do là gì?

Có thể thấy rằng, từ cuối chiến tranh thế giới 2 đến tận bây giờ, nước Mỹ luôn đi đầu trong việc phát triển một lực lượng siêu bom thông thường (phi hạt nhân) cực lớn trong khi thực tế chúng chỉ được sử dụng hạn chế mỗi khi chiến tranh được nổ ra.
Thoạt nhìn vào, có thể thấy đây là một điều khá mâu thuẫn, tạo ra những tốn kém không cần thiết nhưng thực tế không hẳn là như vậy. Vậy lý do là gì?
Cạnh tranh và duy trì vị thế của một siêu cường
Rõ ràng, sau chiến tranh thế giới thứ 2, nước Mỹ luôn ở vị trí của siêu cường hàng đầu thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự. Để duy trì được vai trò này, một trong những việc cần làm là phải có trong tay những hệ thống vũ khí cực “khủng”, bom hạng siêu nặng cũng là một hệ vũ khí như vậy. Chính vì vậy, không chỉ Mỹ mà những nước có tiềm lực, có nền công nghệ khoa học phát cũng tham gia vào cuộc đua hao tiền tốn của này.
 Siêu bom GBU-57.
Đối thủ sừng sỏ nhất của Mỹ trước kia là Liên Xô nay đã không còn nhưng thay vào đó là những kẻ cạnh tranh mới như Nga, Trung Quốc.
Những qua bom lớn cũng mang lại khả năng răn đe, uy hiếp tâm lý lớn tới những quốc gia nhỏ, những lực lượng chống đối lại nước Mỹ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, sức mạnh này tỏ ra bất lực trước những sự phản kháng chính đáng và mạnh mẽ hơn nhiều, như chúng ta đã thấy trong cuộc chiến Việt Nam.
Có thể nói rằng, khi một siêu bom nổ ngoài chiến trường hay bãi thử, thì người bấm nút thực ra là những nhà chính trị ngồi phòng lạnh.
Thực hiện cuộc tấn công hủy diệt vào những mục tiêu đặc biệt, phức tạp, không cần tốn nhiều công sức
Không thể phủ nhận uy lực thực sự ngoài chiến trường của những trái bom này. Bán kính sát thương lớn, hiệu ứng sát thương tổng hợp khiến cho các trái bom kiểu như BLU-82 hay GBU-43/B được lựa chọn để tấn công những đa dạng nhiều mục tiêu mặt đất trên diện rộng, quét sạch bãi mìn hay nhằm vào những đối tượng du kích ẩn lấp trong các khu vực phức tạp như rừng râm, hang núi hay trong các tòa nhà đô thị.
 Việc dùng một quả bom hủy diệt mục tiêu đặc biệt khả thi hơn là dùng mưa bom mà hiệu quả chưa chắc đã hơn.
Với kiểu kích nổ kép, tung ra nhiên liệu hoặc bột thuốc nổ, sau đó được kích nổ lần hai, có thể sinh ra quả cầu lửa có nhiệt độ cao khoảng 2.500 độ C, và sinh ra sóng xung kích cực mạnh tốc độ 3km/s và áp lực cao cực lớn hàng nghìn kPa. Nhiệt độ cao xảy ra khi nổ được duy trì trong thời gian dài gấp 5-8 lần thuốc nổ thông thường.
Môi trường tạo ra trong vụ nổ là hoàn toàn giết chết sự sống sinh học và có thể phân giải, chuyển hóa các chất hóa học, nó không phá hoại tới các công trình cực kỳ kiên cố, nên cũng không thể “ảnh hướng” lớp bảo vệ vật liệu trong công trình hạt nhân. Điều đó cho phép vô hiệu hóa được các vũ khí hóa sinh mà đối phương sử dụng đồng thời không kích hoạt các hiểm họa hạt nhân (nếu có) từ kho vũ khí của quốc gia bị tấn công. Loại vũ khí này thậm chí còn hiệu quả hơn khi được sử dụng tấn công những hang hốc hay các khu nhà đô thị. Sóng xung kích và nhiệt độ cực cao sẽ được lùa vào từng ngõ ngách nhỏ nhất, bịt kín khoảng các khoảng khuất chống, phản xạ nhiều lần.
Quang cảnh khi GBU-57 thể hiện sức mạnh.
Ngoài ra, tuy trong thuốc nổ thông thường có chứa chất ôxy hóa, nhưng với lượng lớn chất giúp cháy trong đó sẽ nhanh chóng “ăn hết” ôxy trong không gian xung quanh, khiến cho hàm lượng ôxy tại hiện trường vụ nổ chỉ còn chưa đến 1/3 so với hàm lượng bình thường, và nồng độ CO lại vượt quá nhiều lần trị số cho phép, gây ra thiếu ôxy, không khí rất độc hại. Được biết, hiệu ứng sát thương của bom nhiệt áp khi nổ trong không gian nhỏ hẹp cao hơn 50% ~ 100% so với khu vực trống trải.
Trong khi đó, những chuyên gia khoan phá như T-12 hay GBU-57 dùng để đối phó với đối tương “cứng đầu, cứng cổ” như các boogke ngầm, các công trình có tường bảo vệ siêu dày. Khả năng khoan sâu hàng trục mét xuyên bê tông đất đá sau đó phát nổ bên trong công trình khiến những vụ động đất nhân tạo đánh sập hoàn toàn mục tiêu chỉ bằng một đòn tấn công duy nhất.
Bù lấp khoảng không chiến thuật giữa vũ khí hạt nhân và thông thường
Theo xu thế hiện đại, vũ khí hạt nhân được phát triển nhỏ đi trong khi vũ khí thông thường ngày càng được gia tăng uy lực. Dù vậy, hiện này những vũ khí hạt nhân mini hay còn gọi là những vũ khí hạt nhân chiến thuật cũng đạt đến sức công phá tương đương hàng trục tấn TNT trong khi những vũ khí thông thường loại lớn chỉ đạt đương lượng nổ vài tấn. Như vậy, ở giữa hai dòng vũ khí thông thường và hạt nhân còn cách nhau một khoảng trống sức mạnh.
 B-52 thả siêu bom GBU-57.
Do đó, các bom cực lớn được sinh ra để bù vào khoảng trống chiến thuật giữa vũ khí thông thường với vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra những hiểm họa khôn lường, nhất là trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa các cường quốc hạt nhân.
Khoảng trống chiến thuật giữa hai loại vũ khí đóng vai trò như một “ngưỡng cảnh báo chiến tranh hạt nhân”. Nhưng việc có mặt của các vũ khí có sức mạnh ở khoảng trung gian khiến ngưỡng này không còn tồn tại, nói một cách hình ảnh, chúng đóng vai trò như chiếc cầu nối giữa 2 mức độ chiến tranh, tạo điều kiện cho sự leo thang một cách trơn tru, dẫn đến nguy cơ các bên sử dụng vũ khí hạt nhân một cách tự nhiên hơn.
Anh Trần

Bình luận(0)