Su-30MKI Ấn Độ sẽ có tên lửa đối đất tầm 1.500km?

Google News

(Kiến Thức) - Ấn Độ tham vọng trang bị biến thể tên lửa hành trình tầm xa Nirbhay lên máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI.

Theo tạp chí Airrecognition, cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) mới đây đã thực hiện cuộc phóng thử thành công  tên lửa hành trình cận âm tiên tiến mang tên Nirbhay và có tầm hoạt động lên tới hơn 1.000km.
Avinash Chander – Giám đốc của DRDO cho biết, Nirbhay là mẫu tên lửa hành trình được phát triển để có thể triển khai trên các bệ phóng mặt đất, tàu khu trục và cả tàu ngầm thuộc lực lượng hải quân nước này. Bên cạnh đó, DRDO đang phát triển biến thể Nirbhay có khả năng được phóng đi từ các máy bay chiến đấu đa năng như Su-30MKI.
 Tên lửa hành trình cậm âm Nirbhay do DRDO phát triển, được đánh giá có tầm bắn lên tới 1.500km
Thông tin trên được các quan chức cao cấp của DRDO tiết lộ trong cuộc phóng thử nghiệm Nirbhay tại bãi thử tại Balasore, thuộc bang Odisha, miền đông Ấn Độ. Bên cạnh đó, DRDO cho biết, biến thể không đối đất của Nirbhay sẽ có kích thước nhỏ hơn so với biến thể phóng trên mặt đất.
Hiện tại, tất cả các biến thể của tên lửa hành trình Nirbhay đều đang được DRDO phát triển song song với nhau.
Các vụ thử nghiệm gần đây của Nirbhay là để đánh giá khả năng hoạt động của mẫu tên lửa hành trình này ở nhiều cấp độ khác nhau, dù được công bố đã lâu nhưng hiện nay các thông số kỹ thuật cũng như tầm bắn của Nirbhay vẫn chưa được DRDO công bố. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thì mẫu tên lửa hành trình cận âm trên sẽ có tầm bắn ít nhất là 1.500km.
Sau thành công của chương trình tên lửa hành trình BrahMos, Ấn Độ tiếp tục phát triển một biến thể không đối đất của Nirbhay dành cho Su-30MKI.
Ngoài ra dựa trên các dự án trước đó mà DRDO đã thực hiện với tên lửa hành trình siêu âm BrahMos và tên lửa không đối không Astra, sẽ tạo thêm cơ sở cho Ấn Độ đẩy nhanh việc phát triển một biến thể không đối đất của Nirbhay .
Tên lửa hành trình cận âm Nirbhay được thiết kế với khả năng hoạt động tầm xa và có thể lượn trên không trong nhiều giờ đồng hồ. Bên cạnh đó nó còn được trang bị hệ thống kiểm soát và dẫn đường tiên tiến. Khả năng tấn công chính xác mục tiêu của Nirbhay được đánh giá khá cao cùng với đó là tính năng tàng hình nhẹ.
Trà Khánh

Bình luận(5)

Minh Hiền

dương

Lắp cả tên lửa hành trình lên máy bay chiến đấu. không biết lần đầu tiên họ làm thế là khi nào nhể?

Minh Hiền

ca

Lắp tên lửa hành trình lên phương tiện bay sẽ giúp tiếp cận mục tiêu dễ dàng hơn

Minh Hiền

anh béo

@VN cám ơn bác nhé! . chia sẻ rất bổ ích

Minh Hiền

VN

Vì trong các phương tiên mang phóng thì nó cơ động cao, có khả năng vào sâu trong lãnh thổ đối phương để tấn công các mục tiêu quan trọng, mà vượt quá tầm bắn 1500km. Khi Su30 mki mang đầy đủ vũ kh í( tên lửa ko đối ko+tên lửa chống rada+ tên lửa ko đối đất + tên lửa hành trình 1500km này) tấn công hiệu quả các mục tiêu quan trọng: hệ thống rada phòng ko, căn cức quân sự, sân bay....có sức răn đe uy hiếp lớn( ĐẶC BIỆT LÀ TQ)! thân bạn.

Minh Hiền

anh béo

Tên lửa có tầm bắn 1500km, tại sao lại lắp lên máy bay chiến đấu nhỉ? :-ss