Không quân Mỹ: "Non trẻ" nhưng hiệu quả nhất

Google News

(Kiến Thức) - Với những ưu tiên hiện đại, Quân chủng Không quân Mỹ nhanh chóng trở thành mũi công tác chiến hiệu quả và cơ động nhanh nhất trong các lực lượng Quân đội Mỹ.

So với các quân chủng có bề dày lịch sử như hải quân và lục quân, thì Không quân Mỹ (USAF) là quân chủng “non trẻ” hơn với 68 năm xây dựng và phát triển. Tuy nhiên, với những ưu tiên hiện đại chiến lược, lực lượng này nhanh chóng trở thành mũi công tác chiến hiệu quả và cơ động nhanh nhất trong các lực lượng chiến đấu của Quân đội Mỹ.
Khong quan My:
 Logo của các lực lượng thuộc USAF.
Trong các lực lượng, Quân chủng Không quân Mỹ (USAF) được biết đến là lực lượng quân sự Mỹ mới nhất được thành lập vào ngày 18/9/1947 dưới Đạo luật An ninh Quốc gia và là một trong 7 lực lượng mang đồng phục của Mỹ. 
Hiện nay, USAF có khoảng 309.339 quân tại ngũ, 185.522 nhân viên dân sự, 71.400 quân dự bị và 106.700 binh sĩ và nhân viên thuộc Không quân Vệ binh quốc gia. USAF được biên chế khoảng 5.137 máy bay chiến đấu các loại, 450 tên lửa đạn đạo liên lục (ICBM) và 63 vệ tinh nhân tạo.
Khong quan My:
(Ảnh minh họa).
Nhiệm vụ và mục tiêu của Quân chủng Không quân Mỹ được quy định trong Đạo An ninh Quốc gia, theo đó, USAF bao gồm lực lượng không quân cả chiến đấu và cả phục vụ, có nhiệm vụ chủ yếu là: 
- Tổ chức, huấn luyện và trang bị cho các hoạt động tấn công đường không, đồng thời nhanh chóng tiến hành phòng thủ
- Chuẩn bị của các lực lượng không quân cần thiết cho việc đối phó hiệu quả khi có chiến tranh xảy ra
- Chuẩn bị các lực lượng dự bị sẵn sàng huy động cho thời bình để sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu khi có chiến tranh. 
Ngoài ra, tại Mục 8062/Điều 10/Đạo luật An ninh Quốc gia xác định mục tiêu của USAF gồm: 
- Giữ gìn hòa bình, an ninh, và sẵn sàng hỗ trợ các lực lượng quân sự trong lãnh thổ Mỹ, các vùng lãnh thổ hay bất kỳ khu vực chiếm đóng nào của Mỹ
- Hỗ trợ chính sách quốc gia
- Thực hiện các mục tiêu quốc gia
- Đối phó với bất kỳ quốc gia nào có những hành động hung hăng đe dọa đến hòa bình và an ninh của Mỹ. 
Khẩu hiệu của USAF là “Bay, chiến đấu và chiến thắng trên bầu trời, không gian và không gian mạng”.
Khong quan My:
 (Ảnh minh họa).
Trong lịch sử, Bộ Chiến tranh Mỹ đã tạo tiền đề cho sự ra đời của Không quân Mỹ. Sau một loạt các thay đổi về cách tổ chức, tên gọi và hoàn thành các nhiệm vụ, USAF cuối cùng cũng được thành lập thành một quân chủng riêng biệt bằng việc thông qua Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947. Đạo luật dùng để thành lập Quân đội Quốc gia Mỹ, sau này được đổi tên thành Bộ Quốc phòng Mỹ năm 1949, bao gồm ba bộ trực thuộc là Bộ Lục quân, Bộ Hải quân và Bộ Không quân. 
Trước năm 1947, trách nhiệm về không quân được chia sẻ giữa Lục quân Mỹ cho các chiến dịch trên bộ, Hải quân Mỹ cho các chiến dịch trên biển từ các hàng không mẫu hạm và các thủy phi cơ, và Thủy quân Lục chiến Mỹ để hỗ trợ không yểm các chiến dịch trên bộ.
Khong quan My:
 (Ảnh minh họa).
Kể từ năm 2005, Không quân Mỹ đã tập trung mạnh vào việc cải thiện huấn luyện, đào tạo quân sự cơ bản. Các khóa huấn luyện đã được kéo dài hơn, cùng với đó là sự xuất hiện của giai đoạn thực nghiệm mô phỏng. 
Giai đoạn này được gọi là BEAST, là nơi các học viên được thực hành trong một môi trường siêu thực mà họ có thể tích lũy kinh nghiệm như khi được lái một chiếc phi cơ thực sự. Trong khóa huấn luyện này, các giảng viên đảm nhiệm vai trò như các cố vấn hoặc lực lượng của đối phương trong các bài huấn luyện. 
Năm 2007, USAF gặp phải sự cắt giảm lực lượng vì ngân sách và có kế hoạch giảm lực lượng từ 360.000 xuống còn 316.000 quân. Con số lực lượng tại ngũ vào năm 2007 chỉ bằng khoảng 64% lực lượng khi kết thúc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Tuy nhiên, sự cắt giảm chấm dứt khi quân số giảm đến khoảng 330.000 người vào năm 2008 để đáp ứng nhu cầu cho sứ mệnh.
Khong quan My:
 (Ảnh minh họa).
Vào năm 2008, nhằm tập trung hơn vào việc quản lý vũ khí hạt nhân, Không quân Mỹ đã thành lập ra Bộ Tư lệnh Hạt nhân chiến đấu toàn cầu. Năm 2009, USAF đưa ra một chương trình tái tổ chức lực lượng nhằm cắt giảm các phi cơ chiến đấu và chuyển nguồn tài lực sang cho chiến tranh thông tin, bất quy ước và hạt nhân. 
Cùng thời điểm đó, USAF còn đưa ra chương trình bay của hệ thống máy bay không người lái, trong đó nêu ra chi tiết về các kế hoạch dành cho phi cơ không người lái đến năm 2047. Một phần ba số phi cơ mà USAF dự định mua trong tương lai là phi cơ không người lái.
Cũng giống như hải quân và lục quân, Không quân Mỹ được điều hành bởi Bộ Không quân và người đứng đầu là Bộ trưởng (dân sự). Bộ Không quân là một bộ phận trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. Sĩ quan cao cấp nhất USAF là Tham mưu trưởng Không quân. 
Các bộ tư lệnh và đơn vị trực thuộc USAF là các cơ quan điều phối tại chỗ, đơn vị báo cáo trực tiếp. USAF có các bộ tư lệnh chủ lực như: Bộ tư lệnh không quân chiến đấu, Bộ tư lệnh đào tạo và giáo dục không quân, Bộ tư lệnh không quân tấn công toàn cầu, Bộ tư lệnh trang bị không quân, Bộ tư lệnh không quân trừ bị, Bộ tư lệnh không gian không quân, Bộ tư lệnh không quân hành quân đặc biệt, Bộ tư lệnh không quân cơ động, Các lực lượng Không quân Mỹ tại chiến trường châu Âu, Các lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương. Còn các bộ chỉ huy mang số là các đơn vị thuộc quyền chịu sử chỉ huy trực tiếp của các bộ tư lệnh chủ lực.
Khong quan My:
 (Ảnh minh họa).
Hiện nay, Quân chủng Không quân được biên chế khoảng 5.137 máy bay chiến đấu các loại, trong đó chủ yếu là: 
- Máy bay cường kích A-10A/C Thunderbolt II, AC-130H/U Spectre/Spooky II
- Máy bay ném bom B-2 Spirit, B-1 Lancer và B-52H Stratofortress
- Máy bay vận tải C-5A/B/C/M Galaxy, C-12C/D/F Huron, C-17A Globemaster III, C-20 B, C-20 H, C-21A , C-27J Spartan, C-37A, C-38A Courier, C-40B Clipper, C-41A Aviocar, C-130E/H Hercules, C-130J Super Hercules, MV/CV-22B Osprey
- Máy bay trinh sát điện tử E-3B/C Sentry, E-4B, E-8C JOINT STARS, E-9A, EC-130H Compass Call, EC-130J Commando
- Máy bay tiêm kích F-15A/B/C/D Eagle, F-15E Strike Eagle, F-16C/D Fighting Falcon, F-22A Raptor; F-35 Lightning II
- Máy bay tiếp liệu trên không KC-10A Extender, KC-135E/R/T Stratotanker
- Máy bay trang bị laser Boeing 747-400F, YAL-1
- Máy bay đa nhiệm MC-12, MC-130E/H Combat Talon I/II, MC-130P Combat Shadow, MC-130J Combat Shadow II, MC- 130W Combat Spear
- Máy bay không người lái MQ-1 Predator, MQ-9 Reaper, RQ-4 Global Hawk, RQ-170 SENTINEL, SCAN EAGLE, RQ-11B RAVEN, WASP III, X-37B, X-47. 
Ngoài ra, USAF còn được trang bị các máy bay do thám, huấn luyện…
Khong quan My:
 (Ảnh minh họa).
Hệ thống vũ khí của Không quân Mỹ gồm có các loai chủ yếu sau: Tên lửa hành trình tàng hình hạt nhân AGM-129A; tên lửa không đối đất có điều khiển AGM-130 và AGM-65 MAVERICK; tên lửa hành trình không đối đất AGM-86B/C/D, AGM-86C; Block I, AGM-86D; tên lửa diệt radar AGM-88 HARM; tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM, tên lửa không đối không có điều khiển AIM-7 SPARROW, tên lửa không đối không tầm nhiệt AIM-9 SIDEWINDER; bom lượn có điều khiển GBU-15, bom điều khiển GBU-39B, bom chùm có điều khiển JDAM GBU- 31/32/38, bom khoan MOP và tên lửa hạt nhân đạn đạo liên lục địa LGM-30G MINUTEMAN III.
Với những ưu tiên phát triển và tăng cường hiện đại, Quân chủng Không quân Mỹ đang nhanh chóng trở thành mũi công tác chiến hiệu quả và cơ động nhanh nhất trong các lực lượng chiến đấu của Quân đội Mỹ.
Hoàng Ngân

Bình luận(0)