Khám phá kho chứa máy bay quân sự lớn nhất hành tinh

Google News

(Kiến Thức) - Kho chứa máy bay Boneyard tại sa mạc Arizon, Mỹ đang chứa hơn 4.4000 chiếc vận tải cơ, máy bay ném bom tới loại tiêm kích siêu âm.

Kham pha kho chua may bay quan su lon nhat hanh tinh
 Kho chứa máy bay Boneyard chính là tên gọi tắt của Cơ sở cải tạo và bảo trì hàng không số 39 thành lập từ năm 1946 ở căn cứ Không quân Davis-Monthan tại vùng sa mạc Arizon. Đây cũng là kho chứa máy bay lớn nhất thế giới. Ảnh: các binh sĩ của Boneyard đang chơi bài trong giờ nghỉ ngơi dưới mái của một nhà chứa máy bay.
Kham pha kho chua may bay quan su lon nhat hanh tinh-Hinh-2
 Vùng Arizon được chọn là nơi chứa các máy bay Mỹ bởi vì nơi đây có độ ẩm rất thấp, mưa lại ít, đất phèn và độ cao tới 780 m. Điều này làm giảm thiểu đáng kể sự ăn mòn và gây rỉ sét do điều kiện tự nhiên gây ra đối với các máy bay. Ảnh: Một nhân viên đang sơn lại chiếc máy bay cũ Blue Angel F-18 của Hải quân Mỹ.
Kham pha kho chua may bay quan su lon nhat hanh tinh-Hinh-3
Toàn bộ khu chứa các máy bay cũ của Mỹ ở Arizon rộng tới 11 km vuông. Cơ sở này thuê tới 550 nhân viên. Đáng chú ý trong số đó lại chủ yếu là dân thường. Ảnh: Một chiếc LiM của Ba Lan, bản sao của MiG-17 Liên Xô, đã bị hoen rỉ tại khu chứa ở Arizon.
Kham pha kho chua may bay quan su lon nhat hanh tinh-Hinh-4
 Kho chứa máy bay quân sự được chia ra làm 4 khu: (1) Kho chứa các máy bay dùng trong tương lai; (2) Kho chứa các máy bay cũ đang được cần thay thế các phụ tùng hoặc bị "xẻ thịt" để lấy phụ tùng; (3) Kho chứa các máy đang được nghỉ ngắn hạn; và (4) Kho chứa các máy bay vượt quá nhu cầu của Bộ Quốc phòng và có thể dùng cho xuất khẩu. Ảnh: chiếc trực thăng Bell OH-58 Kiowa đáp xuống khu chứa ở Arizon.
Kham pha kho chua may bay quan su lon nhat hanh tinh-Hinh-5
 Cơ sở này hàng năm đã hồi phục rất nhiều loại máy bay để đưa lại hoạt động, hoặc tiến hành việc sơn sửa lại để bán cho nước ngoài hay chuyển đổi mục đích sử dụng sang dân sự. Ảnh: tiêm kích F-16 Fighting Falcons được phủ lớp chất liệu đặc biệt để bảo vệ khỏi sự xâm hại từ thời tiết.
Kham pha kho chua may bay quan su lon nhat hanh tinh-Hinh-6
 Tại đây đang lưu trữ khoảng 400.000 máy bay cùng nhiều phần cứng. Ước tính khu trữ máy bay này trị giá tới 35 tỷ USD. Ảnh: Các nhân viên đang phá dỡ từng phần chiếc tiêm kích F-4 Phantom.
Kham pha kho chua may bay quan su lon nhat hanh tinh-Hinh-7
 Mặc dù rộng như vậy nhưng khu chứa máy bay được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Những ai muốn tới thăm quan chỉ có thể đi theo tuyến xe buýt du lịch do Bảo tàng Không gian và Hàng không Pima tổ chức. Ảnh: Một loạt máy bay A-10 Thunderbolt II xếp hàng dài phơi nắng tại khu bãi chứa.
Kham pha kho chua may bay quan su lon nhat hanh tinh-Hinh-8
 Tất nhiên để bảo quản, mỗi máy bay khi đưa vào khu chứa sẽ được tháo bộ phận ghế phóng và phân loại các phần cứng cần tháo dỡ. Hệ thống nhiên liệu cũng được tháo. Sau đó được phủ bởi lớp chống bụi, nắng và nhiệt độ cao. Cuối cùng được đưa tới vị trí lưu trữ được sắp xếp. Ảnh:
một chiếc F/A-18 của Hải quân Mỹ có lẽ đang thực hiện kỳ nghỉ ngắn tại Arizona.
Kham pha kho chua may bay quan su lon nhat hanh tinh-Hinh-9
Ít ai biết rằng, chính phủ Mỹ chỉ cần chi 1 triệu USD cho cơ sở này vận hành. Nhưng chính nó cũng đã tạo ra khoản doanh thu khoảng 11 triệu USD nhờ vào bán phụ tùng và hàng tồn kho. Ảnh: các máy bay vận tải 
C-130 Hercules xếp hàng dài tại bãi chứa.
Kham pha kho chua may bay quan su lon nhat hanh tinh-Hinh-10
Trong những năm 1990 khi thực hiện Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược, cơ sở quân sự Boneyard còn được giao nhiệm vụ "xẻ thịt" 365 máy bay ném bom B-52.
Kham pha kho chua may bay quan su lon nhat hanh tinh-Hinh-11
 Boneyard cũng tạo cảm hứng cho rất nhiều bộ phim khác nhau lấy làm cảnh quay. Nổi tiếng trong số đó là bộ phim Transformer: Bại Binh Phục Hận (2009). Trong ảnh: một chiếc máy bay vận tải còn khá mới C-130.
Văn Biên

Bình luận(0)