Hồ sơ chiến tích tên lửa phòng không S-75 (2)

Google News

(Kiến Thức) - Ít ai biết rằng, tên lửa phòng không S-75 huyền thoại lập chiến công đầu trên lãnh thổ Trung Quốc, bắn hạ máy bay Đài Loan.

Mối đe dọa từ máy bay do thám
Ho so chien tich ten lua phong khong S-75 (2)

Máy bay do thám tầng cao Lockheed U-2C Dragon Lady.

Vào ngày 4/7/1956, radar của phòng không Quân đội Liên Xô bắt được tín hiệu của một máy bay bay sâu trong không phận ở độ cao 22km, ngoài độ cao hoạt động của các máy bay đánh chặn của Liên Xô. Đó chính là máy bay do thám U-2 của Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA thực hiện chuyến bay do thám đầu tiên trên lãnh thổ Liên Xô và ngày tiếp theo là bay do thám trên khu vực thủ đô Moscow.
Tổng Bí thư của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng Sản Liên Xô lúc bấy giờ là Nikita Khrushchev đã rất giận dữ và ra lệnh nhất định phải bắn hạ loại máy bay do thám này. Vào ngày 25/8/1956, phòng thiết kế của Grushin đã làm việc trên mẫu tên lửa 11D (V-750V) của hệ thống SA-75 Dvina (tên thế hệ đầu dòng tên lửa phòng không S-75 Dvina) và tăng độ cao hoạt động từ 22km lên 25km với động cơ rocket S2.720-A1 mạnh hơn, loại tên lửa này được đặt mã là 13D hay có tên là V-750VN. Công việc bắn thử diễn ra vào cuối năm 1957 và hoàn thành vào tháng 4/1958.
Ho so chien tich ten lua phong khong S-75 (2)-Hinh-2

Tên lửa 13D (V-750VN) của hệ thống phòng không S-75 Desna.

Ho so chien tich ten lua phong khong S-75 (2)-Hinh-3
 Động cơ rocket S.711V của tên lửa 11D (trái) và động cơ rocket S2.720-A1 của tên lửa 13D (phải).
Ho so chien tich ten lua phong khong S-75 (2)-Hinh-4
 Sự khác nhau giữa tên lửa 11D (trái) và tên lửa 13D (phải) là động cơ tầng khởi động Kartukov PRD-18 của tên lửa 11D có vòi chỉnh lượng phụt trogn khi tên lửa 13D thì không.
Trong khi công việc phát triển tên lửa này được tiến hành thì việc phát triển radar tần số cao với bước sóng 6cm cũng được thực hiện song song với công việc phát triển tên lửa. Hệ thống này có tên là S-75 Desna và được sản xuất vào cuối năm 1958, sau một năm hệ thống phòng không dùng băng sóng V SA-75 Dvina được đưa vào sản xuất. Ngày 22/5/1959, hệ thống phòng phòng không S-75 Desna được chấp nhận đưa vào phục vụ.
Ho so chien tich ten lua phong khong S-75 (2)-Hinh-5
Một trong các hình ảnh hiếm hoi về đài radar điều khiển hỏa lực RSN-75 Desna (Fan Song B) 
Việc đưa S-75 Desna vào trang bị khiến Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Dwight.D.Eisenhower rất lo lắng vì sớm muộn gì U-2 cũng sẽ bị bắn hạ. Nên vào tháng 12/1956 ông tạm hoãn các chuyến bay do thám của U-2 trên bầu trời Liên Xô. CIA vẫn muốn tiếp tục do thám và để thay đổi được quyết định của ông, CIA đã triển khai một hình thức đầu của lớp phủ tàng hình, giúp U-2 ít bị phản xạ bởi radar hơn, dẫn đến cái tên gọi là “chim bẩn” U-2. Mặc dù có vài chuyến bay nữa được thực hiện, Eisenhower tiếp tục hạn chế việc bay do thám vì nó cho thấy rằng radar của Liên Xô vẫn phát hiện được chúng. Từ năm 1957 đến năm 1959, chỉ có 3 chuyến bay do thám sâu trong lãnh thổ Liên Xô được thực hiện, một chuyến vào năm 1958 và 2 chuyến vào năm 1959.
Hệ thống tên lửa phòng không S-75 được đưa vào thực chiến và thành công lần đầu tiên đã diễn ra dưới hoàn cảnh bí ẩn. Lực lượng Không quân Đài Loan đã thực hiện các cuộc do thám trên bầu trời Trung Quốc bằng các máy bay RF-101 Voodoo và đầu năm 1959, Mỹ đã gửi 3 máy bay do thám tầng cao RB-57D Canberra cho Không quân Đài Loan để thực hiện do thám sâu trong lãng thổ nước Trung Quốc.
Trước tình hình đó, vào cuối năm 1958, Liên Xô đã gửi 5 tiểu đoàn phòng không SA-75 với 1 tiểu đoàn huấn luyện và 62 quả tên lửa tới Trung Quốc. Lính của lực lượng PVO-Strany đã giúp triển khai các tiểu đoàn này với 3 tiểu đoàn được triển khai xung quanh thủ đô Bắc Kinh và 2 tiểu đoàn còn lại bảo vệ khu vực thử nghiệm tên lửa và bãi thử hạt nhân.
Ho so chien tich ten lua phong khong S-75 (2)-Hinh-6
 Một chiếc RB-57D Canberra của Không quân Đài Loan 
Ngày 7/10/1959, một chiếc máy bay do thám RB-57 Canberra của Đài Loan đã bị bắn rơi ở độ cao 20km bằng một loạt 3 quả tên lửa V-750. Đây là lần đầu tiên máy bay bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không mặc dù tại thời điểm đó họ đã cho là máy bay chiến đấu Trung Quốc bắn hạ do lúc ấy Trung Quốc muốn giữ bí mật về các tiểu đoàn SA-75. Hệ thống SA-75 tiêu diệt mục tiêu đầu tiên trên không phận Liên Xô là vào ngày 16/11/1959, bắn hạ khí cầu trinh sát WS-416L của Mỹ, mặc dù việc này không được xác nhận.
Ho so chien tich ten lua phong khong S-75 (2)-Hinh-7
 Một tiểu đoàn SA-75 Dvina của Trung Quốc.
Do các tranh cãi chính trị ngày càng tăng về các chương trình tên lửa chiến lược của Liên Xô. Eisenhower bất đắc dĩ đã quyết định cho U-2 bay do thám Liên Xô trở lại vào năm 1960. Nhiệm vụ do thám của U-2 diễn ra vào ngày 10/4/1960, bay gần dãy tên lửa Tyuratam và bay qua nhiều tiểu đoàn S-75 mà không có bất kỳ báo động nào. Nhiều chỉ huy dày dạn kinh nghiệm của Liên Xô bị cách chức sau vụ này.
Nhưng "đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma", sau cùng thì U-2 cũng bị tên lửa phòng không S-75 vít cổ vào ngày 1/5/1960. Khi đó, chiếc U-2 do phi công Francis Gary Powers đảm nhiệm nhiệm vụ do thám mang tên "Grand Slam" bay từ Pakistan đến Tyuratam và bãi thử nghiệm tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo Saryshagan. Lực lượng PVO-Strany tổ chức theo dõi máy bay U-2 từ lúc nó tiếp cận biên giới Liên Xô-Pakistan, 2 chiếc tiêm kích MiG-19 do thượng sĩ Vozen Avozyan và trung sĩ Sergei Safronov điều khiển đã được huy động để ngăn chặn chiếc U-2.
Thời điểm đó, CIA lại có ít thông tin hoàn chỉnh về mật độ phòng không ở dãy Ural và khu vực Sverdlovsk lúc này có rất nhiều hệ thống phòng không bảo vệ do nó là trung tâm công nghiệp vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Nhà máy sản xuất tên lửa ở Kalinnin đã sản xuất và cung cấp các tên lửa 13D mới cho các tiểu đoàn phòng không ở khu vực này. Ở khu vực lân cận Sverdlovsk, lực lượng PVO-Strany được trang bị các tiểu đoàn phòng không S-75N Desna mới nhất và chiếc U-2 cũng bị bắn hạ bởi tiểu đoàn do sĩ quan Maj Mikhail Voronov chỉ huy. Chiếc U-2 do phi công Francis Gary Powers điều khiển bị bắn hạ ở độ cao 20,5km vào lúc 8h53 phút ngày 1/5/1960.
Tiểu đoàn của Voronov bắn 2 qủa tên lửa vào chiếc U-2, một quả nổ cận đích làm chiếc U-2 bị mất lái, phi công Francis Gary Powers nhảy dù thoát ly trước khi quả tên lửa thứ 2 tiêu diệt hẳn chiếc U-2. Các tiểu đoàn lân cận cũng phóng khoảng 8 đến 13 quả tên lửa vào chiếc U-2, trong đó một quả không may đã bắn trúng chiếc MiG-19 của trung sĩ Sergei Safronov khiến ông thiệt mạng.
Ho so chien tich ten lua phong khong S-75 (2)-Hinh-8
Nhà thiết kế máy bay Kelly Johnson bên chiếc máy bay do thám U-2 do ông thiết kế và phi công Francis Gary Powers.
Ho so chien tich ten lua phong khong S-75 (2)-Hinh-9
 Xác chiếc U-2C do tiểu đoàn S-75 Desna của sĩ quan Maj Mikhail Voronov bắn hạ nay nằm trong bảo tàng Lực lượng vũ trang ở Moscow.
Phi công Francis Gary Powers đã nhảy dù và bị những người dân khu vực đó bắt và giao cho quân đội. Sau vụ của phi công Powers, Tổng thống Eisenhower cảm thấy xấu hổ và hủy toàn bộ các chuyến bay do thám của U-2 trên bầu trời Liên Xô mặc dù các chuyến bay do thám ở các khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục. Nhưng Tổng thống Eisenhower vẫn không từ bỏ việc do thám Liên Xô, máy bay do thám siêu âm bay nhanh nhất thế giới SR-71 Blackbird và vệ tinh do thám Corona được Mỹ phát triển để chụp ảnh Liên Xô mà không sợ bị bắn hạ.
Ho so chien tich ten lua phong khong S-75 (2)-Hinh-10
Bệ phóng SM-63-I và tên lửa 13D từng bắn hạ máy bay của Francis Gary Power nay nằm trong bảo tàng phòng không Zvezda ở Nga.
Thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống phòng không S-75 Desna:
- Tầm xa tiêu diệt mục tiêu: 7–34km.
- Tầm cao tiêu diệt mục tiêu: 0,5–27km.
- Tốc độ bay tối đa của mục tiêu: 1.500km/h.
- Thời gian phản ứng: 4-5 phút.
- Số lượng mục tiêu dẫn bắn đồng thời: 3 mục tiêu.
- Thời gian triển khai: 5 giờ.
- Thời gian thu gọn: 5 giờ.
Kiểu tên lửa phòng không: V-750VN (13D):
- Khối lượng kèm tầng khởi động: 2.350kg.
- Khối lượng đầu đạn: 191kg.
- Tốc độ khi rời bệ phóng: Mach 3.5.
- Chiều dài tầng phóng: 10,7m.
- Đường kính tầng thứ nhất: 700mm.
- Đường kính tầng thứ hai: 500mm.
- Sải cánh: 2,57m.
Tri Năng

Bình luận(0)