Giải mật những tàu sân bay quái vật từng được phát triển

Google News

(Kiến Thức) - Tàu sân bay là phương tiện không lạ nhưng ít người biết rằng từng có nhiều phiên bản tàu sân bay không chạy trên mặt nước đã được thử nghiệm.

Người Mỹ và mẫu hạm trên không
Nước Mỹ hiện nay là nước sử dụng nhiều tàu sân bay nhất thế giới. Thậm chí số lượng tàu sân bay đang hoạt động của họ còn nhiều hơn của tất cả các nước khác trên thế giới cộng lại. Tuy nhiên 80 năm trước, họ từng thí nghiệm các tàu sân bay có thể bay. Thí nghiệm đó dẫn đến sự ra đời của hai khí cầu rất lớn mang tên USS Macon và USS Akron.
Giai mat nhung tau san bay quai vat tung duoc phat trien (cai tet)
 
Theo Wikipedia, USS Macon và USS Akron là một khí cầu được thiết kế để làm nhiệm vụ như một tàu sân bay có thể bay được. Nó có 8 động cơ Maybach VL-2 do Đức chế tạo được làm mát bằng nước. Nó có thể mang theo 5 máy bay một chỗ ngồi F9C Sparrowhawk cho nhiệm vụ trinh sát hoặc máy bay 2 chỗ ngồi N2Y-1 cho huấn luyện. Cả hai chiếc máy bay này đều nằm trong danh sách những vật thể bay lớn nhất thế giới về chiều dài và khối lượng của nó trong năm 1930.
Giai mat nhung tau san bay quai vat tung duoc phat trien (cai tet)-Hinh-2
USS Macon, được chế tạo để phục vụ như một tàu sân bay trên không. Bức ảnh này chụp tại Sunnyvale vào tháng 6/1932. 
Các khí cầu này dài gần 240m, đường kính thân cũng tới 40m và cao 44,6m. Nó có thể bay với vận tốc tối đa 139 km/h hoặc vận tốc hành trình 100 km/h. Ngoài khả năng mang và khởi động các máy bay từ trên không, bản thân nó cũng được vũ trang bằng 8 súng máy.
Giai mat nhung tau san bay quai vat tung duoc phat trien (cai tet)-Hinh-3
 Các tàu sân bay trên không sẽ kéo theo các máy bay mà chúng mang như thế này.
Chiếc Akron bay lần đầu vào tháng 8/1931 còn Macon vào 21/4/1933. Akron bị phá hủy trong một cơn bão ngoài khơi bờ biển New Jersey sáng ngày 4/4/1934 và Macon bị phá hủy vào ngày 12/2/1035. Vụ Akron bị rơi khiến 73 người trong số 76 thành viên phi hành đoàn bị tử vong, còn vụ Macon bị phá hủy thì các thành viên phi hành đoàn được cứu sống.
Tuy vậy, sự thất bại của Akron và Macon cũng đặt dấu chấm hết cho giấc mơ xây dựng tàu sân bay có thể bay được của người Mỹ.
Liên Xô với dự án Ekranoplan
Theo English Russia, không giống như các tàu sân bay hiện đại di chuyển rất chậm và đồ sộ trên mặt biển, dự án tàu sân bay Ekranoplan của Liên Xô đặt ra ý tưởng con tàu có thể di chuyển rất nhanh và di động. Nó có thể mang hàng chục máy bay chiến đấu đến bất cứ nơi nào trên thế giới bằng đường biển rất nhanh chóng.
Giai mat nhung tau san bay quai vat tung duoc phat trien (cai tet)-Hinh-4
 Mô hình con tàu.
Tuy nhiên sau đó dự án đã không được tiếp tục nghiên cứu. Thật khó để trả lời vì sao nó bị đình hoãn. Có lẽ do quá nguy hiểm, giống như máy bay phản lực chở khách Tu-144, hoặc có thể là nó quá đắt để tiếp tục nghiên cứu. Tuy vậy, những bức ảnh này cho thấy nó có thể là một tiến bộ công nghệ tuyệt vời cho các yêu cầu của quân đội nói chung và hải quân nói riêng.
Giai mat nhung tau san bay quai vat tung duoc phat trien (cai tet)-Hinh-5
Một mô hình tàu bay Ekranoplan. 
Theo Wikipedia, Ekranoplan là một loại phương tiện di chuyển kết hợp khá độc đáo giữa tàu thủy và máy bay với việc sử dụng hiệu ứng lướt gần mặt đất để di chuyển. Hiệu ứng này được biết đến nhiều ngay từ buổi bình minh khi ngành hàng không thế giới mới bắt đầu phát triển. Khi đó những người lái máy bay thử nghiệm thấy rõ là máy bay của họ có lực nâng tốt hơn khi cất/ hạ cánh hay bay ở gần mặt đất nhưng không rõ tại sao.
Sau đó các nhà khoa học đã lý giải được hiện tượng này, khi bay máy bay đã đè một lượng khí xuống để tạo lực nâng nhưng khi ở gần mặt đất lượng khí này bị dội ngược trở lên cánh máy bay tạo ra một vùng đệm khí áp cao mà tại đó máy bay được cung cấp một lực nâng rất lớn. Nhưng nếu bay quá cao thì vùng đệm khí này không có tác dụng. Hiệu ứng này đã thu hút được sự chú ý vì lực nâng cao hơn tương ứng với tải trọng lớn hơn của máy bay.
Giai mat nhung tau san bay quai vat tung duoc phat trien (cai tet)-Hinh-6
 
Năm 1960, kỹ sư tại một xưởng đóng tàu Liên Xô là Rostislav Alexeyev thấy là các loại tàu cánh ngầm, nhiều thân có tốc độ cao vẫn chậm do ít nhiều chịu lực cản của nước. Ông muốn tạo ra một loại phương tiện không hề chạm vào nước nhưng cũng không tách rời mặt nước khi di chuyển. Nó sẽ phải nhanh tàu thủy và chở nặng hơn máy bay. Vì thế ekranoplan đã được tiến hành bắt đầu phát triển một cách nghiêm túc.
Năm 1961, kết quả của Alexeyev là một phương tiện kỳ lạ được gọi là SM-1 đã ra đời. Để có lực nâng cần thiết, SM-1 có hai bộ cánh ngắn một ở thân và một ở đuôi được đẩy bởi một động cơ phản lực. Tuy còn sơ sài nhưng việc thử nghiệm đã mang lại khá nhiều khám phá và ý tưởng mới.
Alexeyev đã giới thiệu mẫu này cho giới quân sự Liên Xô và lãnh tụ Liên Xô lúc đó là Khrushchev đã rất thích vì nó có thể đạt vận tốc 200 km/h. Sau đó, mẫu SM-2 với những thiết kế trau chuốt hơn đã ra đời.
Lấy ý tưởng từ thiết kế của Alexeyev, khi Chiến tranh Lạnh nổ ra, một nhóm phát triển khác nhưng thuộc ngành hàng không do Robert Bartini dẫn đầu đã đưa ra một ý tưởng về tàu sân bay ekranoplan di chuyển với tốc độ cao và các máy bay trên đó có thể cất hạ cánh thẳng đứng mà không cần đường băng dài.
Dự án này đã được thông qua để phát triển, thiết kế này thì dựa nhiều trên thiết kế thủy phi cơ và nguyên mẫu nhỏ để bay thử nghiệm là Be-1 đã được thực hiện. Nó dùng cánh ngầm để di chuyển với tốc độ cao cho việc tạo ra hiệu ứng lướt gần mặt đất, nhưng nó cũng gặp các vấn đề mà xưởng đóng tàu trước đó mắc đã mắc phải vì thế mẫu Be-1 không còn được thử nghiệm sau khoảng chục lần thử.
Giai mat nhung tau san bay quai vat tung duoc phat trien (cai tet)-Hinh-7
 Mẫu VVA-14 trong bảo tàng.
Mẫu thử nghiệm khác tên VVA-14 đã được chế tạo năm 1963, mẫu này không giống với bất cứ thứ gì được tạo ra trước đó. Nó chính là mô hình thu nhỏ để thử nghiệm của tàu sân bay mới, khi hạ cánh trên đường băng sau khi bay thử nghiệm thì hiệu ứng lướt gần mặt đất rất mạnh và phi công lái thử đã nói là "Máy bay giống như từ chối hạ cánh".
Việc thử nghiệm trên mặt nước đã được thử nghiệm và mẫu này có thể sử dụng hiệu ứng lướt gần mặt đất để di chuyển cũng như nếu cần thì có thể cất cánh lên luôn như các loại thủy phi cơ vì thế nó được gọi là máy bay ekranoplan. Nhưng sau đó kế hoạch chế tạo loại tàu sân bay này đã bị hủy bỏ, vì thế việc thử nghiệm với VVA-14 không còn được tiếp tục.
Nam Khánh

Bình luận(0)