Dự báo xu thế ngân sách quốc phòng thế giới 2015

Google News

(Kiến Thức) - Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ trở thành động lực của ngân sách quốc phòng thế giới trong những năm tiếp theo.

Tạp chí Jane's Defence Weekly gần đây đã công bố báo cáo hàng năm về ngân sách quốc phòng thế giới, theo đó nó gồm 5 xu thế phát triển then chốt trong năm 2015.
Xu thế khôi phục chi tiêu quốc phòng toàn cầu sẽ tạm dừng
Do chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm ngân sách  quốc gia phương Tây và lợi nhuận từ dầu mỏ tại khu vực Trung Đông giảm, dẫn tới ngân sách quốc phòng toàn cầu năm 2015 sẽ bị thu hẹp.
Mặc dù ngân sách quốc phòng toàn cầu năm 2014 có tăng, nhưng thị trường tăng trưởng chủ yếu như Algeria, Oman và Ả Rập Saudi trong năm 2015 có thể tiếp tục tăng với trạng thái thận trọng. Đồng thời do ngân sách quốc gia của các nước phương Tây hạn chế, nên chi tiêu quốc phòng toàn cầu sẽ giảm xuống khoảng 1.600 tỷ USD. Dự kiến năm 2016 ngân sách quốc phòng thế giới sẽ tăng trưởng trở lại.
du bao xu the ngan sach quoc phong the gioi 2015 hinh anh
Ngân sách quốc phòng năm 2014 và 2020 các khu vực trên thế giới. 
Ngân sách quốc phòng phương Tây tiếp tục giảm
Ngân sách các nước này chiếm hơn một nửa tỷ lệ toàn cầu, trong đó nhiều nhất là Mỹ. Do “dự luật ngân sách quốc phòng 2011” của Mỹ hạn chế trần ngân sách quốc phòng trước năm tài chính 2021, nên chi tiêu quốc phòng Mỹ khó có thể tăng.
Mặt khác, do ảnh hưởng kép của chính sách tịch thu tài chính và quỹ OCO giảm, khiến áp lực cắt giảm ngân sách quốc phòng Mỹ càng lớn, mà sự không chắc chắn gần đây cũng tương đối cao.
Ngoài ra chi tiêu quốc phòng gần đây của khu vực châu Âu sẽ tiếp tục giảm, mà nguyên nhân chủ yếu là tới từ nước Anh.
Lợi nhuận từ dầu mỏ giảm, đà tăng ngân sách sẽ kết thúc
Trong 3 năm qua, tỷ lệ tăng bình quân của ngân sách khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) là gần 9%, nhưng gần đây do giá dầu giảm, khiến đà tăng trưởng này sẽ kết thúc.
Tháng 12/2014, giá dầu thô thế giới đã giảm xuống mức 70 USD/thùng, trong khi giá dầu thô 6 tháng đầu năm ở mức trung bình 115 USD/thùng. Điều này khiến cho thị trưởng quốc phòng lớn của khu vực này như Ả Rập Saudi, các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ giảm chi tiêu quốc phòng, còn các nước khác trong khu vực này cơ bản duy trì sự ổn định hoặc tăng nhẹ. Tóm lại ngân sách quốc phòng năm 2015 của khu vực Trung Đông và Bắc Phi vẫn sẽ ổn định.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục được củng cố
Theo tạp chí Jane's Defence Weekly tính toán, tỷ lệ tăng trưởng ngân sách quốc phòng khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2014 khoảng 3,3%, năm 2015 tỷ lệ tăng trưởng này sẽ được nâng lên 4,8%.
Không như khu vực MENA, giá dầu giảm sẽ cải thiện tình hình tài chính của chính phủ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có tác động tích cực đối với chi tiêu quốc phòng của khu vực này.
Các cường quốc chi tiêu quốc phòng chủ yếu đã bước đầu lập kế hoạch chi tiêu quốc phòng của năm 2015, chẳng hạn tỷ lệ tăng trưởng ngân sách quốc phòng 2015 của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ tăng khoảng 5% trở lên. Do nền kinh tế châu Á trong giai đoạn trung hạn có biểu hiện tốt, cho nên chi tiêu quốc phòng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã chiếm 1/4 thế giới, trở thành động lực chính của phục hồi chi tiêu quốc phòng toàn cầu.
Khủng hoảng Ukraine và IS tiếp tục ảnh hưởng
Do cuộc khủng hoảng Ukraine và sự xuất hiện của tổ chức nhà nước Hồi giáo IS sẽ tiếp tục trở thành nguyên nhân ảnh hưởng của chi tiêu quốc phòng 2015.
Vấn đề Ukraine đã đảo ngược xu thế của việc giảm chi tiêu quốc phòng của các nước Đông Âu và cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đối với kế hoạch chi tiêu quốc phòng của Nga. Đồng thời đối với tâm điếm chú ý đó là tổ chức nhà nước Hồi giáo IS sẽ trở thành động lực của ngân sách quốc phòng các nước phương Tây và khu vực Trung Đông. Sự phát triển của những cuộc khủng hoảng này có thể ảnh hưởng rõ rệt đến ngân sách quốc phong các nước liên quan trong thời gian tới.
Bằng Hữu

Bình luận(0)