Chiến đấu cơ MiG-35 Nga có thắng được Rafale lần 2?

Google News

(Kiến Thức) - Chiến đấu cơ MiG-35 Nga lại được trao thêm cơ hội có mặt trong Không quân Ấn Độ sau thất bại ê chề trước Rafale Pháp năm 2007.

Sau khi hoàn tất thương vụ mua 36 chiếc tiêm kích đa năng Rafale trong chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Pháp vào đầu năm nay, Bộ quốc phòng Ấn Độ đang tiếp tục lên kế hoạch chuẩn bị mua thêm một loạt máy bay chiến đấu thế hệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của lực lượng không quân nước này.
Thông tin trên được hãng tin IANS của Ấn Độ đăng tải các đây không lâu. Theo đó Bộ quốc phòng Ấn Độ đang chuẩn bị mở một gói thầu cung cấp 90 máy bay chiến đấu thế hệ mới dành cho không quân nước này. Trong khi đó kế hoạch trước đây của Không quân Ấn Độ sẽ mua khoảng 126 chiếc máy bay chiến đấu đa năng mới với ứng cử viên hàng đầu là Rafale của Pháp, nhưng cuối cùng New Delhi chỉ đồng ý mua 36 chiếc do những bất đồng về giá.
Chien dau co MiG-35 Nga co thang duoc Rafale lan 2?
 36 chiếc tiêm kích đa năng Rafale không đủ đáp ứng cho nhu cầu của Không quân Ấn Độ hiện tại.
Điều này đồng nghĩ với việc mẫu chiến đấu cơ MiG-35 của Nga sẽ có thể có thêm một cơ hội nữa trong cuộc đua ở Ấn Độ khi mà trong đợt mở thầu lần trước nó chỉ đứng sau Rafale .
Bên cạnh đó, các điều kiện cho hồ sơ dự thầu cũng được xây dựng dựa trên đợt đấu thầu vào năm 2007, với sự góp mặt của loạt chiến đấu hiện đại gồm: MiG-35 Nga, Rafale của Pháp, Eurofighter Typhoon của Châu Âu, JAS 39 Grippen của Thụy Điển và F-16 của Mỹ. Đây cũng là hợp đồng quốc phòng lớn nhất của Ấn Độ từ trước tới nay.
Tuy nhiên, khi đó chiến đấu cơ MiG-35 đã không giành được mấy thành công trong đợt bỏ thầu đầu tiên ở Ấn Độ, và trong năm 2012 Bộ quốc phòng Ấn Độ đã quyết định chọn mua 126 chiếc Rafale. Nhưng do hàng loạt chậm trễ với nhiều rào cản khác nhau xuất phát từ phía Ấn Độ lẫn Dassault Aviation (nhà sản xuất Rafale) đã khiến hợp đồng này dần đi vào bế tắc.
Phía Ấn Độ đã không hài lòng với việc Dassault Aviation nâng giá các hợp đồng bảo trì và hổ trợ kỹ thuật cũng như giá trị của mỗi chiếc Rafale lên gấp nhiều lần so với giá bỏ thầu ban đầu. Mặt khác hai bên cũng không thể hoàn tất thỏa thuận chuyển giao công nghệ cho phía Ấn Độ. Và kết quả cuối cùng là hợp đồng mua 126 chiếc Rafale ban đầu bị hủy bỏ và thay vào đó chỉ là hợp đồng mua 36 chiếc Rafale từ Pháp.
Chien dau co MiG-35 Nga co thang duoc Rafale lan 2?-Hinh-2
 Việc Ấn Độ mở lại gói thầu mua hơn 90 chiếc tiêm kích đa năng thế hệ mới sẽ là cơ hội rất lớn cho MiG-35.
Trong một phiên điều trần trước quốc hội vào tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parikkar đã chính thức xác nhận việc nước này sẽ chi nhiều tỷ USD để mua các máy bay chiến đấu đa nhiệm mới trong thời gian sắp tới, thay thế cho thương vụ Rafale đổ vỡ trước đó.
Theo một nguồn tin thuộc Quân đội Ấn Độ tiết lộ với IANS cho biết, tất cả các nhà thầu từng tham gia đấu thầu trong năm 2007 đều được mời tham gia gói thầu mới. Trong đó điều kiện tiên quyết trong gói thầu này là việc những chiếc tiêm kích đa năng trúng thầu mới phải được sản xuất ở Ấn Độ. Điều này cũng khá dễ hiểu khi mà chính sách “Made in India” của Thủ tướng Ấn Độ Modi hiện tại là nâng cao nền tảng khoa học công nghệ của Ấn Độ bằng các công nghệ tiên tiến nhất đến từ các quốc gia khác cũng như tăng tỉ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp của nước này.
Chien dau co MiG-35 Nga co thang duoc Rafale lan 2?-Hinh-3
 Các hợp đồng quốc phòng của Ấn Độ luôn kèm theo các điều khoản chuyển giao công nghệ dù đây là lợi thế nhưng cũng lại là thách thức với các công ty quốc phòng Nga.
Trong khi đó đại diện Tập đoàn Máy bay Thống nhất Nga (UAC) trả lời phỏng vấn trang Gazeta.ru rằng, UAC hiện tại vẫn chưa thể cung cấp bất cứ thông tin gì về việc tập đoàn này sẽ tham gia gói thầu mới Không quân Ấn Độ.
"Chính sách quốc phòng luôn cố gắng bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ, đa dạng hóa nguồn cung vũ khí của Ấn Độ hiện tại không phải là điều gì đó quá mới”, ông Ruslan Gusarov - Biên tập viên chuyên trang công nghệ hàng không Aviaru của Nga cho biết. Cũng theo ông này, từ lâu Ấn Độ đã muốn sản xuất dòng máy bay tiêm kích đa năng hạng nặng như Su-30MKI. Vì vậy nhiều khả năng việc Rafale được chọn chỉ là cách Không quân Ấn Độ lấp đầy chỗ trống của các tiêm kích hạng nhẹ đang thiếu hụt trong thời điểm hiện tại.
Điều này khiến những chiếc tiêm kích đa năng MiG-35 có lợi thế trong đấu thầu và Ấn Độ chắc chắn sẽ quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ. Đây cũng là điều mà Nga từng thực hiện nhiều lần với Ấn Độ trước đây và Nga cũng sẵn sàng chia sẻ những công nghệ đó cho một đối tác chiến lược như Ấn Độ. 
Chien dau co MiG-35 Nga co thang duoc Rafale lan 2?-Hinh-4
 Dù được đánh giá cao nhưng MiG-35 vẫn chưa thực sự tìm được bến đỗ cho mình.
Maksim Shapovalenko - chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ lại hoài nghi về tiềm năng của MiG-35 đối với gói thầu mới của Không quân Ấn Độ. Khi mà hồ sơ dự thầu được xây dựng dựa trên gói thầu cũ tất nhiên có sự tham gia của cả Rafale. 
Hiện tai, mâu thuẫn lớn nhất thương vụ 126 chiếc Rafale là việc Dassault Aviation đồng ý chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ, nhưng lại từ chối chịu trách nhiệm cho những chiếc Rafale được sản xuất tại đây. Và không khó để hiểu khi gói thầu cung cấp máy bay chiến đấu mới của Ấn Độ chỉ là cách Dassault Aviation đồng ý với các điều khoản bắt buộc mà nước này đưa ra trong hợp đồng trước đó.
Trà Khánh

Bình luận(0)