Chuyện gây sốc trong nghề nguy hiểm nhất Việt Nam

Google News

(Kiến Thức) - Đào bom mìn được coi là nghề nguy hiểm nhất Việt Nam bởi nó đã cướp đi sinh mạng của biết bao người mưu sinh nhờ nghề này.

Mời quý độc giả xem trailer phóng sự: "Bom mìn - cái chết lơ lửng":

Bom mìn chính là những tàn tích của chiến tranh còn để lại. Tuy chiến tranh đã qua đi hàng thập kỷ nhưng có một số lượng bom mìn lớn vẫn còn nằm lại dưới đất và có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Theo một con số thống kê, có hơn 15 triệu tấn bom, đạn từng được rải xuống Việt Nam, trong đó có 800 ngàn tấn vẫn xót lại cho đến tận hôm nay. Có hàng ngàn người là nạn nhân của bom mìn và một nửa trong số đó đã vĩnh viễn trở thành người thiên cổ.
Những con số khủng khiếp đó khiến bất cứ ai trong chúng ta cũng phải giật mình nhưng không ngăn được hàng ngàn người đang hàng ngày thu lượm bom mìn để mưu sinh.
Chuyen gay soc trong nghe nguy hiem nhat Viet Nam
 Nghề đào bom mìn là một nghề vô cùng nguy hiểm.
Miền Trung nước ta được xem là hình ảnh thu nhỏ của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh của dân tộc. Bởi nếu tính riêng số liệt sỹ đã hy sinh và yên nghỉ ở 72 nghĩa trang liệt sỹ trong tỉnh đã lên tới con số 60 ngàn người. Riêng tỉnh Quảng Trị, tỷ lệ ô nhiễm bom mìn là 84% diện tích và là tỉnh có mật độ ô nhiễm bom mìn cao nhất Việt Nam. Nơi đây cũng có tới 98% xã có người mưu sinh bằng việc đào bới bom mìn bán phế liệu.
Chỉ cần một chiếc máy rà kim loại thô sơ, một chiếc cuốc... người dân có thể kiếm được 50-70.000 đồng một ngày, may mắn hơn có thể kiếm được vài trăm ngàn đồng. Với số tiền ấy, nhiều người không ngại nguy hiểm vẫn ngày ngày đi rà bom mìn và mong muốn tìm kiếm được càng nhiều càng tốt.
Cũng chính vì điều này, ở Quảng Trị đã hình thành nên những "làng liều", "thôn liều" cưa bom kiếm sống. Có nhiều nhà cả gia đình từ bố mẹ, con cái, con dâu, con rể đều làm nghề này. Có nhiều người đã bỏ mạng khi cố gắng đào bom, nhiều người thoát chết nhưng thân thể không còn nguyên vẹn. Có người bị mất đi cánh tay, có người bị mất đi đôi chân, những người khác thì phải chịu đau đớn cả đời với những vết thương ở đầu, ở ngực.
Chuyen gay soc trong nghe nguy hiem nhat Viet Nam-Hinh-2
 Thành quả có được sau ngày rà bom.
Nhiều người làm nghề không chỉ đủ ăn mà còn có của ăn của để, xây dựng được những ngôi nhà khang trang, đồ đạc đầy đủ. Đó là động lực giúp họ hăng say với nghề đào bom mìn dù nguy hiểm luôn rình rập.
Mối nguy hiểm này không chỉ đến từ nghề đào bom mìn mà còn ở cả việc thu mua bom mìn. Bom mìn sau khi đào được sẽ được người dân bán cho các cơ sở thu mua. Có những quả bom không phát nổ trong quá trình đào mà lại phát nổ đúng lúc được thu mua, khiến người thu mua không khỏi bàng hoàng. May mắn thì họ thoát chết, không may thì bị thương hoặc thậm chí tử vong.
Tuy nhiên, đến chết họ vẫn không bỏ được nghề này bởi lẽ theo họ bây giờ khó tìm được nghề nào khác có thu nhập cao bằng nghề thu mua phế liệu, thu mua bom mìn.
Chuyen gay soc trong nghe nguy hiem nhat Viet Nam-Hinh-3
 Lũ trẻ vô tư nghịch bom.
Theo nhiều chuyên gia, những loại bom mìn còn sót lại sau chiến tranh rất đa dạng. Mỗi loại có một nguyên lý hoạt động khác nhau, cộng thêm việc đã nằm dưới lòng đất lâu ngày nên chúng rất nguy hiểm. Theo ông Bùi Trọng Hồng - Phụ trách kỹ thuật Dự án RENEW (dự án giảm nguy cơ bom mìn vật liệu chưa nổ ở Quảng Trị), việc không hiểu biết về tính năng, tác dụng và nguyên lý hoạt động của bom mìn cộng với tâm lý làm liều của người dân nên nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Nghề đào bom mìn nguy hiểm đến thế nào, vì sao người dân bất chấp nguy hiểm để mưu sinh và hậu quả nó để lại đớn đau ra sao, quý khán giả sẽ có câu trả lời trong phóng sự "Bom mìn - Cái chết lơ lửng" trên kênh An ninh Thế giới (ANTG) - Truyền hình An Viên:
- Phát sóng chính thức: 20h15 thứ Sáu (3/4/2015)
- Phát lại: 9h thứ Bảy (4/4/2015) & 15h chủ nhật (5/4/2015)
Hải Sơn

>> xem thêm

Bình luận(0)