Sao băng qua góc nhìn khoa học ra sao?

Google News

(Kiến Thức) - Tối nay xảy ra trận mưa Sao băng lớn, cuối cùng của năm. Kiến thức xin cung cấp thêm thông tin, giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng thiên văn kỳ thú này.


Sao băng là hiện tượng một mảnh thiên thể của một hành tinh nào đó văng ra, ma sát với không khí trong tầng khí quyển Trái đất, sản sinh nhiệt rất cao và phát sáng, khiến chúng ta nhìn thấy. Sao băng mà cháy không hết, rơi xuống mặt đất sẽ tạo thành thiên thạch.

Mưa sao băng Geminids (Song tử) được dự đoán xảy ra mạnh nhất vào khoảng thời gian từ 4h tới 8h sáng mai ở nước ta.

Mưa sao băng Geminids.
Mưa sao băng Geminids.

Geminids (Song tử) bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỉ 19. Năm 1983, khi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện ra thiên thể 3200 Phaethon, nguyên nhân của mưa Sao băng Geminids xảy ra thường niên (từ 7/12 đến 17/12) mới sáng tỏ.

Tâm điểm mưa sao băng Geminids ở chòm Song Tử.
Tâm điểm mưa sao băng Geminids ở chòm Song Tử.
Mưa sao băng Geminids thường kéo dài từ ngày 7 đến 17/12.
Mưa sao băng Geminids thường kéo dài từ ngày 7 đến 17/12.
Thường xuyên có từ 8 đến 10 trận mưa sao băng hàng năm, trong đó, trận mưa sao băng Geminids được coi là lớn nhất và đẹp nhất.
Thường xuyên có từ 8 đến 10 trận mưa sao băng hàng năm, trong đó, trận mưa sao băng Geminids được coi là lớn nhất và đẹp nhất.

Năm nay, sự xuất hiện của Trăng rằm ngay gần "vị trí tâm điểm Sao băng" – chòm Geminids gây ra bất lợi lớn vì ánh sáng mạnh từ Trăng tròn lấn át các ánh Sao băng mờ và trung bình.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải toàn bộ Sao băng đều bị lấn át. Những ánh Sao băng sáng đủ mạnh sẽ xuyên qua ánh Trăng thì vẫn có thể thấy được.

Rạng sáng mai là thời gian "đẹp nhất" để quan sát hiện tượng này khi mai là ngày 29 (theo lịch âm),  Mặt trăng "yếu, gần như không thấy trên bầu trời".


Lưu Thoa (tổng hợp)

Bình luận(0)