Video: Hóa ra ‘Tây Lương nữ quốc’ là vùng đất có thật

Google News

Kihnu được cho là hòn đảo nữ quyền duy nhất còn sót lại trên thế giới. Nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán đầy bản sắc địa phương, dường như tách biệt hẳn với thế giới hiện đại đầy xô bồ bên ngoài.

Mời độc giả xem video Hóa ra ‘Tây Lương nữ quốc’ là có thật, vùng đất này mọi thứ đều do phụ nữ làm chủ:
Toàn cảnh đảo Kihnu - hòn đảo nữ quyền duy nhất còn sót lại trên thế giới.
Đảo Kihnu nằm ở biển Baltic, cách bờ biển khoảng 12 km về phía tây của đất nước Estonia. Vùng đất yên bình này là nơi sinh sống của khoảng 400 cư dân và được coi là cộng đồng mẫu hệ duy nhất trên thế giới hiện nay, nơi phụ nữ có quyền cai trị và nắm trong tay mọi quyền lực.
Không phải vùng đất này “tẩy chay” đàn ông mà đơn giản không còn sự lựa chọn nào khác. Đàn ông trên đảo thường đi đánh bắt xa bờ nhiều ngày, cung cấp nguồn hải sản dồi dào cho người dân trên đảo. Vì vậy, phụ nữ sẽ chịu trách nhiệm mọi thứ, từ nuôi dạy con cái, chăm lo con cái đến giải quyết các vấn đề xã hội, chính trị. Tập tục này đã duy trì qua nhiều thế kỷ.
Hình ảnh trẻ em trên đảo Kihnu. 
“Nữ vương” vùng đất kì diệu này là bà Mare Matas - người nắm quyền quản lí đảo suốt 2 nhiệm kì liên tục và là chủ tịch Tổ chức Không gian Văn hóa Kihnu.
Bà giải thích: “Đàn ông thường xuyên vắng nhà vì mục đích kinh tế. Đó là lý do phụ nữ trên đảo chúng tôi mạnh mẽ, độc lập đến vậy. Vì muốn duy trì bản sắc văn hóa nên đến tận giờ, chúng tôi vẫn mặc đồ truyền thống của đảo hàng ngày. Các bài hát, bài nhảy trong đám cưới của Kihnu đều đã hơn 2000 năm tuổi”.
Người dân trên đảo hàng ngày vẫn khoác lên mình những trang phục truyền thống. 
Bảo vệ di sản văn hóa bây giờ gặp khá nhiều khó khăn vì giới trẻ muốn bước ra thế giới bên ngoài để theo đuổi nền giáo dục hiện đại, rất ít người quay trở lại đảo sinh sống tiếp. Mặc dù hòn đảo thu hút khách du lịch khá đông nhưng vẫn không đủ hấp dẫn để níu chân giới trẻ.
“Mỗi ngày, tôi đều lo ngại việc nền văn hóa độc nhất của đảo mình sẽ biến mất. Trong xã hội hiện đại ngày nay, nền văn hóa tại Kihnu vẫn được duy trì quả là một phép nhiệm màu”, bà Matas chia sẻ.
Văn hóa Kihnu, cụ thể hơn là các lễ cưới diễn ra ở đảo đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Ngoài ra, bảo tàng Kihnu đã được cải tạo và bảo tồn lịch sử địa phương, tôn vinh những cá nhân nổi bật và lưu giữ nhiều tài liệu quan trọng.
Theo Saostar

>> xem thêm

Bình luận(0)