Nghiện mua sắm - bệnh phải điều trị bằng thuốc

Google News

(Kiến Thức) - Bệnh nhân nghiện mua sắm được chia làm 4 mức độ là: mua cho vui, mua từng đợt, lạm dụng và nghiện. Trong đó, mức độ 1 và 2 chưa phải điều trị còn 2 mức độ sau thì phải điều trị.

 Ảnh minh họa.
Ngân (23 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) hầu như tuần nào cũng đi siêu thị 2 - 3 lần, nghĩ chỉ đến xem qua cho biết, tuy nhiên, lần nào ra về Ngân cũng mua một túi đồ lớn. Nhiều món Ngân mua không phải do nhu cầu mà vì không thể cưỡng lại được ham muốn phải mua bằng được món đồ mình thích (trong khi điều kiện kinh tế của Ngân ở mức trung bình). 
Tháng nào Ngân cũng có vài giai đoạn thay đổi tính tình nghiêm trọng mỗi khi hết tiền. Không có tiền đi siêu thị, em không thể tập trung vào công việc; hay ngồi im lặng một mình, khó ngủ, ăn không ngon miệng, chán nản, mệt mỏi, thờ ơ với các hoạt động xung quanh... Em ít tiếp xúc với mọi người, ít quan tâm đến công việc...
Những trường hợp như Ngân rơi vào trạng thái bị cưỡng bức bởi xung động mua sắm quá mức, hay còn gọi là nghiện mua sắm (addiction shoping) - một trạng thái rối loạn hành vi được điều khiển bởi các xung động cưỡng chế mà người mắc phải không thể kiểm soát được. 
Rối loạn ám ảnh cưỡng bức khiến con người liên tục lặp lại một hành động vì họ ám ảnh với một ý tưởng, một suy nghĩ, một cảm giác mà chúng thường đi kèm với nỗi sợ về bệnh lây nhiễm, thiên tai. Các hành động thường gặp là lau rửa liên tục, kiểm tra liên tục, đong đếm liên tục. Đây là một trạng thái rối loạn hành vi được điều khiển bởi các xung động cưỡng chế mà người mắc phải không thể kiểm soát được. Nghiện mua sắm là một biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Nó xảy ra khi một người liên tục mua quá nhiều đồ vật mặc dù những đồ vật ấy không có giá trị, không thiết thực hay thậm chí là nguy hiểm cho người mua. 
Việc điều trị bệnh phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên ngành tâm thần để giải quyết tình trạng lo âu, mất ngủ bằng thuốc chống trầm cảm, bình thần (dùng thuốc giúp tái thiết các "sứ giả" hóa học bị rối loạn ở não, do đó hỗ trợ "cắt cơn" ở người nghiện mua sắm).
BS Đinh Việt Hùng (Học viện Quân y 103)

Bình luận(0)