Không lưu ý điều này dễ tìm đến cái chết khi trời rét

Google News

Trời rét, nhiều người dễ bị đột quỵ, nếu không có kiến thức, kỹ năng sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Trời rét, nhiều người dễ bị đột quỵ
Ngày 6/12, bác sỹ Mai Duy Tôn, Trưởng Phòng cấp cứu 1, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai thông tin, trời trở rét, nhiều người dễ bị đột quỵ. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm nhưng hiện nhiều người còn quá thiếu kiến thức dẫn đến biến chứng nặng do bệnh gây ra.
Hiện trung bình mỗi ngày có khoảng 30 bệnh nhân đột quỵ vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai. Riêng Phòng Cấp cứu 1, số lượng bệnh nhân cũng tăng khoảng 10-15% so với ngày thường.
Khong luu y dieu nay de tim den cai chet khi troi ret
Không lưu ý điều này dễ tìm đến cái chết nhanh nhất khi trời rét. 
Theo bác sĩ Tôn, với bệnh nhân đột quỵ, thời gian là vàng nên khi thấy người có dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế có khả năng điều trị chuyên sâu trong vòng ít nhất 4- 5 giờ đầu, muộn nhất là trong 6 giờ đầu để được điều trị tối ưu.
"Tuy nhiên, hiện có nhiều bệnh nhân đột quỵ ở vùng nông thôn do hiểu biết còn hạn chế nên thường được đưa đến viện muộn hoặc người thân sơ cứu không đúng cách khiến bệnh càng thêm nặng. Thậm chí, nhiều trường hợp cho bệnh nhân đột quỵ ăn uống, nhét thuốc vào miệng bị sặc, đến khoa cấp cứu thường nhiều trường hợp ngừng tim", bác sỹ Mai Duy Tôn chia sẻ.
Theo bác sỹ Tôn, bệnh nhân đột quỵ thường xuất hiện triệu chứng đột ngột như hôn mê, mất ý thức, mất thăng bằng, không phối hợp động tác...
Ngoài ra, bệnh nhân lúc nào cũng không thể huýt sáo khi được yêu cầu, không thể nói hoặc nói bị méo tiếng, mặt méo. Nếu bệnh nhân có 3 triệu chứng trên thì 90% là dấu hiệu đột quỵ, cần gọi cấp cứu 115 nhanh nhất, đồng thời trong thời gian chờ đợi nhân viên y tế đến, người thân phải sơ cứu bệnh nhân.
Trưởng Phòng cấp cứu 1, BV Bạch Mai cho biết, cách sơ cứu như sau: Người thân nên đặt bệnh nhân nằm gối cao 30- 45 độ, nới lỏng quần áo của bệnh nhân. Nếu bệnh bị nôn, nên xoay mặt bệnh nhân sang một bên để chống sặc. Còn trường hợp bệnh nhân lên cơn co giật, lấy chiếc đũa quấn xung quanh một chiếc khăn rồi để ngang miệng giúp bệnh nhân không cắn vào lưỡi; Tuyệt đối không cho người bị đột quỵ ăn uống bất kỳ đồ ăn, thức uống nào.
Dễ liệt mặt, méo mồm do trời trở rét
Trời trở rét, tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã ghi nhận hàng chục ca bị méo mồm, liệt mặt... do lạnh, thậm chí có những trường hợp bị nặng phải điều trị nội trú cả tháng trời.
Ths.BS Nguyễn Ngọc Cảnh, Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Châm cứu Trung ương) cho biết, liệt dây thần kinh số 7 rất hay xảy ra trong mùa lạnh. Đối tượng mắc nhiều nhất đó chính là người cao tuổi. Đặc biệt là những trường hợp người đi tập thể dục trong mùa đông quá sớm hoặc không bảo vệ sức khỏe khi đi ra ngoài trời lạnh.
BS Cảnh cũng cho biết, tuy là bệnh lành tính, nhưng liệt dây thần kinh số 7 cũng để lại di chứng nặng nề nếu không được cứu chữa kịp thời, biến chứng nặng nề nhất đó chính là loét giác mạc, thậm chí là dẫn đến mù mắt.
BS Cảnh lưu ý người bệnh chữa liệt mặt bằng phương pháp dân gian như dán đuôi lươn, chân ngóe lên mặt hay chữa theo các thầy lang. Nhiều trường hợp, bệnh không nguy hiểm nhưng lại phải nhập viện vì những tác hại của việc chữa bệnh theo lang băm.
Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Châm cứu Trung ương) cũng đặc biệt lưu ý đối với các phụ huynh về tình trạng trẻ nhỏ bị liệt dây thần kinh số 7, thậm chí có trường hợp bị liệt rất nặng.
“Chúng tôi vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi mới 9 tuổi đã bị liệt dây thần kinh số 7 trung ương. Điều đặc biệt là trường hợp này ngoài méo mồm còn bị liệt cả nửa người. Đối với trường hợp liệt dây thần kinh số 7 trung ương như bệnh nhi này việc điều trị khó khăn hơn nhiều so với các trường hợp liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên”, BS Cảnh cho hay.
Theo BS Cảnh, hiện nay tình trạng nhiều phụ huynh đưa trẻ đi học trong mùa đông, dù trời lạnh nhưng lại hay để trẻ ngồi hoặc đứng ở trước xe, như vậy là rất nguy hiểm bởi trong trường hợp dù trẻ được mặc ấm thì đứng phía trước xe như vậy, vô tình gió lạnh sẽ tạt hết vào mặt, rất dễ gây liệt mặt.
BS Cảnh khuyến cáo người dân, không nên đi tập thể dục quá sớm, nhất là người cao tuổi. Buổi sáng ngủ dậy nên ở trong phòng ấm 10-15 phút làm quen thời tiết trước khi ra ngoài; mặc ấm trong mùa lạnh, không nên cho trẻ ngồi trước xe máy khi đi ra đường.
>>> Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt (nguồn Youtube):
Theo Diệu Thu/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)