Bở hơi tai vì những “thằng làm láo” trong khoa học

Google News

Thay vì bắt tay hợp tác, những "người Việt Nam tồi" này không ngần ngại sang các nhà máy ở nước láng giềng để sao chép...

- Thay vì sử dụng những chiêu trò mà dân thương mại vẫn đang làm, TS Doãn Hà Thắng, giám đốc TT Hợp tác & Chuyển giao Công nghệ, Viện Vật lý (tác giả của máy dạy tiếng anh Robot teacher), lại quyết định đi sang một con đường khác dài hơn, chông gai hơn là đưa sản phẩm nghiên cứu xuống các địa phương, các trường.

TS Hà Doãn Thắng
TS Doãn Hà Thắng


Chống chọi với “lang băm” trong khoa học

[links(right)]Giải thích lý do chọn làm robot dạy tiếng Anh, TS Doãn Hà Thắng kể “Trong những ngày “lang thang” học và ở làm việc Nhật tôi lúc nào cũng lăn lóc để tìm hiểu được nhiều công nghệ và đưa chúng về nước.
Có điều, tôi nhận ra là muốn đưa công nghệ vào Việt Nam thì phải có nguồn nhân lực tiếp nhận công nghệ, không thể mình mang về rồi mình làm một mình. Cần phải có các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực” tiếp nhận công nghệ cao.

Nhưng khi tìm hiểu thì lại thấy nguồn nhân lực của Việt Nam mình thiếu kỹ năng trong đó có kỹ năng ngoại ngữ được đặt lên hàng đầu. Đây chính là lý do khiến tôi bắt tay vào chế tạo máy hỗ trợ người Việt tự học ngoại ngữ”.

Anh kể thêm: “Khi làm sản phẩm này, cũng giống như các nhà nghiên cứu chân chính của Việt Nam, tôi không đặt nặng mục tiêu kiếm lời làm giàu. Mong ước lớn nhất của tôi là làm cho người Việt mạnh lên mà cụ thể ở đây là đóng góp phần công sức nhỏ để hoàn thành các mục tiêu của đề án về dạy và học ngoại ngữ của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
 
“Dù có sự hướng dẫn và hỗ trợ từ ban lãnh đạo ngành giáo dục, lãnh đạo bộ Khoa học và Công nghệ nhưng tiếc là người tiêu dùng chưa có cơ hội phản hồi gì thì chúng tôi đã vấp ngay mấy ông thương mại làm ăn chộp giật. Họ không nghĩ đến việc làm cho người Việt mạnh lên mà chỉ cốt kiếm tiền thật nhanh”.

Anh chua xót: Có “ông” đến chỉ nhăm nhăm đưa ra các mánh cốt bán được nhiều sản phẩm theo mô hình “giá rẻ hỏng nhanh”. Lại có “ông” đến bàn bạc, thực chất là định “ăn cắp” công nghệ của chúng tôi rồi tuồn ra nước ngoài. May là sản phẩm của chúng tôi đã đăng ký bản quyền.

Vậy là thay vì bắt tay hợp tác, những “người Việt Nam tồi” này không ngần ngại đưa các thông số sản phẩm Việt cho các đơn vị thương mại nhỏ lẻ sang các nhà máy ở nước láng giềng để sao chép hoặc tìm mọi cách đưa đồ chơi kém chất lượng vào hệ thống giáo dục chính quy. Họ không cần biết rằng nếu ngày đầu tiên học ngoại ngữ mà trẻ em bị dạy sai, học sai thì sau này công sức sửa lại là vô cùng,vô cùng lớn. Cả quãng thời gian mấy chục năm qua tại các nước Châu Á là quá đủ.

Nói đến đây TS Thắng thở dài: "Rõ ràng chúng ta cần thiết bị nhận dạng kiểm tra đánh giá ngữ âm cho học ngoại ngữ, cho giáo dục với mô hình một thày một trò nhưng họ có thể xoay xở chạy chọt thành một loại máy phát âm thanh rẻ tiền rồi nâng giá lên để đưa bằng được vào hệ thống bất chấp giáo dục là quốc sách hàng đầu của một quốc gia.

Chúng tôi chấp nhận bơi ra thị trường. Chấp nhận phản hồi của xã hội thông qua đó rèn luyện mình. Nhưng với một thị trường sạch thì khác. Với một thị trường nhăm nhe buôn lậu qua biên giới hòng tiêu diệt chất xám Việt, một thị trường với quá nhiều thông tin “lang băm”, “bán thuốc dạo” trên các phương tiện truyền thông thì quả là mệt".

Chẳng lẽ cứ kêu khổ…

Robot Teacher
Máy dạy tiếng Anh Robot Teacher

“Chúng tôi xuống tận các trường thuyết trình về sản phẩm. Sẵn sàng cho không, tặng không để người sử dụng kiểm định chất lượng. Tôi không còn nhớ là mình đã có bao nhiêu buổi thuyết trình về sản phẩm của mình tại các trường nữa”, TS Thắng cười.

Hiện, “Robot teacher” là sản phẩm duy nhất được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép giới thiệu về các tỉnh và vào trường học. Đã có 92 trường tiểu học trong hệ thống thí điểm của Đề án ngoại ngữ quốc gia trên toàn quốc sử dụng thiết bị trong dạy học, kiểm tra đánh giá và luyện tập. Từ nay tới tháng 7/2012, sẽ phải đưa thêm gần 400 sản phẩm công nghệ xuống các trường thí điểm cấp 2 trong cả nước.

“Đây chỉ là thành công bước đầu thôi. Con đường còn gập ghềnh lắm. Nhưng tôi nghĩ chỉ cần mình không nản, mình không từ bỏ cứ tiếp tục đi, không có con đường này thì sẽ có con đường khác, chỉ cần sản phẩm của mình có chất lượng, có tính ứng dụng thì rồi thành công sẽ đến”.

Khi tôi hỏi, làm việc trong một căn phòng đến cả lối đi cũng chật thì lấy đâu cảm hứng để sáng tạo, anh cười: Lúc nãy chị nói muốn chụp ảnh. Có lẽ chị nên chụp căn phòng làm việc này. Không chỉ có tôi mà rất nhiều nhà khoa học Việt Nam vẫn đang phải làm việc như thế. Viện Vật lý của tôi còn nghèo nhưng lãnh đạo Viện đã giành hết những gì tốt nhất để mình làm việc rồi. Tôi nghĩ, mỗi người phải cố gắng một tí. Chẳng lẽ cứ kêu khổ. Phải  tự khắc phục thôi”.

Lúc chia tay, anh lại kéo tôi lại nói thêm: “Dù thế nào thì tôi cũng vẫn bảo lưu quản điểm là làm khoa học hay làm kinh doanh thì đều phải cần đến cái tâm, phải nghĩ đến việc làm sao cho nước Việt mình mạnh lên.  

Lan Hoa

>> xem thêm

Bình luận(5)

Minh Hiền

Hà Thắng

Các bạn thân mến.
Các bạn phóng viên thông báo "vì khuôn khổ bài báo có hạn nên không thể đưa hết thông tin lên được". Cá nhân tôi cũng quá bận rộn trong nên chỉ xin có vài ý nhỏ nói rõ hơn về đề tài này để chúng ta cùng có cách nhìn.
Đề án ngoại ngữ quốc dân 2020 theo quyết định 1400 QĐ-TTG thể hiện đầy đủ quyết tâm cũng như tâm huyết của lãnh đạo chính phủ với các mục tiêu cụ thể biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt nam, trở thành công cụ mạnh giúp phát triển kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo các kết quả nghiên cứu, với mục tiêu tâm huyết đặc biệt như vậy của Đề án Ngoại ngữ Việt nam, chúng ta cần phải có một giải pháp thực sự mới và phải hết sức khả thi mới có thể hoàn thành được các mục tiêu đề ra trong tình trạng chung là các nước Châu Á phát triển khác đã bỏ ra rất nhiều tiền của và thời gian nhưng vẫn chưa hoàn thành được đề án ngoại ngữ của họ. Việc dạy và học ngoại ngữ của các nước châu Á trong 40 năm nay vẫn không thay đổi và tất cả các nguy cơ, rủi ro, thực trạng đều đã được các nghiên cứu khoa học, các hệ thống thông tin truyền thông đưa ra đầy đủ .
Do tình trạng giáo viên ngoại ngữ Châu Á thiếu trầm trọng nên chúng tôi cố gắng đưa ra giải pháp hỗ trợ vấn đề này. Thiết bị nhận dạng kiểm tra đánh giá ngữ âm với tính năng giảng dạy đúng như tên gọi đã được giới thiệu. Robot Teacher được chế tạo song hành, đồng thời khi biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết bị dạy học…từ những bước đầu tiên thí điểm vì vậy vừa có cơ sở khoa học công nghệ, vừa có cơ sở khoa học giáo dục, vừa phù hợp thực tiễn, tạo sự liên thông tích hợp và bổ sung cho nhau trong tất cả các quá trình dạy học, tự học, tự luyện, tự kiểm tra đánh giá.
Có thể tưởng tượng đơn giản thế này, thiết bị phải phát âm như một giáo viên nước ngoài chuẩn cho học sinh nghe, cần phải giảng bài được cho học sinh hiểu và nhớ bài và cần phải tính điểm cho học sinh sau mỗi lần học sinh trả lời cũng như cho điểm khi kết thúc cả buổi học. Toàn bộ khung chương trình sẽ được học sinh nhớ trong vòng 44 buổi học. Thiết bị này do các cán bộ khoa học của Việt nam làm ra phục vụ thực tế cho nhu cầu thực sự của người Việt nam nên chưa hề có trên thế giới, vậy các bạn không cần so sánh với các sản phẩm khác. Để dễ sử dụng hơn thay thế máy catset,CD, MP3 hay các thiết bị phát âm thanh, chúng tôi đưa thêm vào một bộ phận mà chúng ta vẫn hay gọi là Chấm –đọc. Nếu các bạn lên trang www.alibaba.com của Trung quốc để tìm chữ toys pen ( bút đồ chơi) bạn sẽ ra 1274 kết quả.
Đây chính xác là đồ chơi và bộ giáo dục Trung Quốc cũng không đưa đồ chơi vào Đề án ngoại ngữ quốc gia của họ. Vậy chúng ta không nói về đồ chơi nữa vì mục đích của ta là làm sao góp phần để nguồn nhân lực Việt mạnh lên phải không ạ.
Về giá thành, chúng tôi luôn yêu cầu các đơn vị phối hợp sao cho giảm giá thành. Hiện tại nếu 1 trường có một phòng học với 35 thiết bị thì mỗi học sinh sẽ tốn 600 đồng Việt nam cho 1 tiết học theo mô hình một trò một thày giáo chuẩn. Mô hình này rất phù hợp với các nơi còn thiếu điều kiện.

Minh Hiền

Quoc Toan

“Robot teacher” gồm có những cái gì, hay chỉ là cái bút chấm-đọc này sao? Cái bút này tôi thấy thế giới có từ lâu lắm rồi mà, dùng để học tiếng Anh và các ngoại ngữ khác. Chẳng nhẽ các nhà khoa học của Việt Nam ta phát minh ra nó sao?

Minh Hiền

Nga

Cái này em biết, cái chấm đọc là phụ, cái giảng bài mới là khó. Đã có máy nào giảng bài giống giáo viên thật thế này đâu Có mấy ông nhà mình mới có chiêu này thôi, thế giới có đâu. Con em học rồi, kết quả tốt đấy, em không phải trông nữa. Thầy cũng giải thích rồi đấy thây, cái chấm đọc là đồ chơi mà.

Minh Hiền

quang vinh

TS Thắng chấp nhận bơi ra thị trường, nhưng sản phẩm của ông, nếu bán với giá 2tr9 một cái thì quá đắt so với thị trường. Nếu trang bị cho 1 lớp học 35HS, số tiền sẽ là rất lớn. Đã có thời, bút chấm đọc của VTC ( không chỉ đểhọc tiếng Anh, còn đọc được nhiều thứ khác liên quan đến chương trình học cũng như tài liệu tham khảo) cũng tham gia thị trường, giá thì rẻ hơn (chỉ 1tr6) nhưng cũng chưa đâu vào đâu, vấn đề chính là giá vậy vẫn còn cao.

Minh Hiền

Mai Anh

Sai rồi ông ơi, sao lại có cái giá 2tr9 ở đâu ra thế.