Lý giải khoa học về sau khi chết “con người” đi đâu?

Google News

Những lý giải của một số nhà khoa học tâm linh dưới đây phần nào đó cung cấp cho độc giả một góc nhìn về tính tồn tại của linh hồn.

- Sau khi bài viết "Tiền duyên kiếp trước" và "Vạch mặt nhà ngoại cảm rởm" được đăng tải, bác Lê Quốc Thái (83 tuổi ở số 23, ngách 269, Ngõ Quỳnh, Hai Bà Trưng Hà Nội) muốn tòa soạn giải thích rõ hơn về "cuộc sống của con người sau khi chết". Để có thêm những phân tích về vấn đề này, tòa soạn chuyển đến bạn đọc một số lý giải.

Cho đến nay chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh được đầy đủ tính tồn tại của linh hồn, của địa ngục hay thiên đàng nhưng những lý giải của một số nhà khoa học tâm linh dưới đây cũng phần nào đó cung cấp cho độc giả một góc nhìn.

Chưa đủ cơ sở khoa học về 9 tầng địa ngục

Theo kinh "Niết bàn" có rất nhiều địa ngục, có các quan cai quản. Ví dụ, Diêm - Ma - La cai quản 8 ngục lớn; mỗi ngục lớn lại có 16 ngục nhỏ. Như vậy tổng số ngục có tới 128 ngục. Ngoài ra, mỗi ngục có 4 cửa, mỗi cửa còn 4 ngục nhỏ hơn. Điều này cho thấy số ngục ở Âm Ty có tới hàng ngàn.
Trả lời câu hỏi về linh hồn của bạn đọc Lê Quốc Thái, ThS Vũ Đức Huynh, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này, tác giả của cuốn sách "Nên hiểu cõi siêu thực" cho biết, sự thực sau khi chết con người được lên Niết bàn, Thiên Đàng hay bị đầy xuống địa ngục thì chưa thể chứng minh một cách rõ ràng.

Nhưng dựa trên các căn cứ khoa học sẵn có thì không có Âm ty, Địa phủ, không có địa ngục... ở cái gọi là cõi âm. Đó là các điều mê hoặc kỳ quái của chính con người bày đặt với mục đích hăm dọa con người nên tránh làm điều vô nhân tính, hại đồng loại ở cõi trần, mà phải sống thiện, làm điều có ích cho đời.

ThS Vũ Đức Huynh chỉ ra rằng, theo quan điểm của Đạo Phật, địa ngục là cõi thấp nhất, nơi khủng khiếp nhất trong 10 cõi, cõi thấp nhất là âm ty nơi trừng phạt các tội ác của chúng sinh. Và rằng trong 10 cõi giới thì từ cõi Trời trở xuống là "lục đạo" nên còn chịu cảnh luân hồi truyền kiếp nếu ai đó vẫn phạm sai lầm, tội ác!

Hơn nữa, những tội vong bị nhốt ngục có thời gian là dài vô tận nếu so sánh với khái niệm thời gian ở cõi trần. Theo "Thập Bát Mê Linh Kinh" thì một ngày ở cõi âm bằng 3.750 năm của cõi trần. Như vậy, nếu một tù vong phải chịu phạt một năm ở cõi âm bằng 3.750 năm của cõi trần.

Cõi âm còn có các loại ngục với cách tính thời gian khác nhau như ở Ngục Thứ Hai một ngày đã bằng 7.500 năm ở cõi trần. Trong khi ở cõi âm có tới 18 tầng địa ngục tính về thời gian giam giữ rất khác nhau. Loài người xuất hiện ở trên Trái Đất - cõi Trần mới khoảng gần triệu năm theo cách tính thời gian của cõi Trần. Vậy cõi âm lấy tội vong ở đâu ra để nhốt tù hàng triệu tỷ năm ở Địa ngục?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sống thiện để lên cảnh giới cao hơn?

Theo GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu, tác giả cuốn sách "Khoa học về vấn đề tâm linh" thì chưa có ai sống lại sau cái chết sinh vật để kể cho chúng ta nghe về tình hình hiện tại của họ. Song loài người đã biết cách lượm lặt thông tin qua những kênh khác nhau để vẽ ra cho mình bức tranh khá đầy đủ của thế giới cõi âm, viễn cảnh của mỗi chúng ta.

Theo các nguồn thông tin đến từ người chết lâm sàng, qua giấc mơ tâm linh, linh cảm và trực giác, qua nhà ngoại cảm, các lạt ma, Thiền sư ở Tây Tạng - một dạng phật giáo phổ cập từ thế kỷ thứ 5 - 6 trước công nguyên chuyên nghiên cứu về cõi âm... thì chết không phải là sự chấm dứt của kiếp sống mà chỉ là một bước, đi từ giai đoạn sống này qua giai đoạn sống khác. Sau khi chết, hồn rời khỏi xác, đi vào đường hầm tối đen, như bị hút vào hay bị đẩy vào. Cuối đường hầm là thế giới ánh sáng với phong cảnh tuyệt đẹp, có vườn hoa, bãi cỏ, sông hồ lấp lánh và nhìn thấy người thân trong gia đình hay bạn bè quá cố.

Cõi giới bên kia, cửa tử được cấu tạo bởi các nguyên tử hết sức thanh nhẹ, nên thích hợp với các vong linh. Những người này sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi ở cõi trần vì ở cõi bên kia có các rung động thanh cao, thuận lợi cho việc trau dồi kiến thức, phát triển khả năng tinh thần.

Tuy nhiên, cõi vô hình không chỉ có 1 mà gồm 7 cảnh giới khác nhau. Sự phân chia sắp xếp các cảnh giới cũng tuân thủ các định luật tự nhiên, tức là nhẹ ở trên, nặng ở dưới. Các nguyên tử nhẹ rung động nhanh hơn các nguyên tử nặng. Tùy theo vía con người thanh cao hay nặng trọc mà sau khi chết sẽ thích hợp với 1 trong 7 cảnh giới. Nói cách khác tùy theo nhân cách, tư tưởng, đạo đức, lối sống của người ta khi sống trên trần gian mà sau khi chết họ đến với cảnh giới tương ứng.

Có sự chết và tái sinh của vong hồn?

ThS Vũ Đức Huynh cho biết, khi một người chết, phần hồn chuyển sang dạng thức thành vong hồn. Từ cấu trúc nửa đậm đặc sang cấu trúc mang hạt hoàn toàn lỏng, loãng, nhẹ. Ở cõi vong, các vong hồn hấp thu năng lượng qua các hạt điện sinh học tự do có trong bao la và các hạt điện sinh học toát ra từ các thức dâng cúng.

Nhờ vào nguồn năng lượng đó, vong hấp thụ và "cứng cáp" dần. Sau một khoảng thời gian, nó mới có thể thực sự hoạt động được ở cõi mới và những thực thể (vong hồn) có đủ năng lượng có thể vượt lên cõi cao hơn tức là cõi Linh vong hay Siêu linh và chính là cõi Niết bàn của Đạo phật và Thiên Đàng của Thiên Chúa Giáo.

Những vong hồn yếu ở cõi vong không những không hấp thu được nguồn năng lượng tự do trong bao la mà còn bị sự va chạm của các sóng điện từ, dòng hạt, gió, từ... phá tan thành các hạt tự do để sẽ bị các hạt tự do trong bao la hấp thụ bởi lực hấp dẫn. Vong hồn ấy có thể gọi là đã "chết". Những vong hồn còn giữ nguyên thể với năng lượng mạnh sẽ chuyển sang dạng thức thực thể ở cõi cao hơn; trường hợp ngoại lệ là trở lại cõi trần để tái sinh...

Đa số các vong hồn tái sinh là những người chết bất đắc kỳ tử, những người có oán hận, những người vương vấn bụi trần... Các vong linh thì rất khó và các siêu linh thì không bao giờ trở lại để tái sinh. Vì các siêu linh đã hoàn thiện trong tiến hóa. Họ không còn ký ức về cõi trần mà có năng lượng siêu lớn nên có năng lực vô biên, có thể có mặt tức thì ở mọi nơi, mọi lúc, biết được mọi chuyện ở cõi trần...

Theo ThS Vũ Đức Huynh, con người muốn đến cõi cao hơn bên ngoài cõi trần phải dày công tu luyện, rèn luyện mọi khía cạnh của nhân tính tốt ở có ở cõi Trần, có như vậy mới "siêu thoát".
Chế độ ẩm thực có ảnh hưởng lớn đến thể vía. Các loại thực phẩm nặng trọc như thịt, cá, rượu và các chất kích thích khác đem vào thể vía các tố chất nặng trọc. Đặc biệt, thể vía là trung tâm của tình cảm, một khi tình cảm trong sạch, vị tha, bắc ái, thì điều đó có nghĩa là các tố chất thanh nhẹ đã được hấp thụ, các chất nặng trọc đã được đào thải. Vì thế, nếu ta ăn uống thanh tịnh, sống lương thiện, chết tự nhiên, thì sau khi lưu lại ở mỗi cảnh giới một thời gian, lớp vỏ bọc bên ngoài ở thể vía tan rã dần. Đến lúc ấy tùy theo các lớp nguyên tử bên trong mà sẽ thích ứng với các cảnh giới khác nhẹ hơn.
Xuân Hoài
[links()]

Bình luận(0)