Lợi nhuận sụt mạnh, nợ xấu cao, Sacombank sẽ "loay hoay" thế nào?

Google News

(Kiến Thức) - Sau gần 15 tháng sáp nhập với SouthernBank, Sacombank vẫn chưa giải quyết được nợ xấu, trong khi lợi nhuận sụt giảm mạnh, ảnh hưởng đến triển vọng phát triển của ngân hàng.

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) mới đây đã công bố báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất quý IV/2016.
Theo đó, kết quả kinh doanh quý IV/2016 của Sacombank, ngân hàng này lỗ 18,5 tỷ đồng. Trước đó, kết quả kinh doanh quý IV/2015, ngân hàng này lỗ 671 tỷ đồng.
Loi nhuan sut manh, no xau cao, Sacombank se
 

Loi nhuan sut manh, no xau cao, Sacombank se
 Trích một phần trong báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2016 của Sacombank.
Nguyên nhân ngân hàng Sacombank thua lỗ trong quý IV/2016 là do lợi nhuận trước dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng chỉ vỏn vẹn 5 tỷ đồng, trong khi chi phí trích lập dự phòng tới 23,5 tỷ đồng.
Cũng theo báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2016, thu nhập lãi thuần trong quý đạt 1.410 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ 2015, song tính chung cả năm, khoản mục này lại giảm 22%, đạt 5.119 tỷ đồng.
Trong quý này, ngân hàng có nhiều hoạt động gây lỗ như kinh doanh ngoại hối lỗ 275 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ lỗ 29 tỷ); mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ hơn 2,6 tỷ trong khi cùng kỳ lãi 16 tỷ đồng. Chi phí hoạt động tăng 29% lên 1.580 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước là 1.225 tỷ đồng). Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ còn hơn 5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ là 457 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2016 còn cho thấy, kết quả kinh doanh cả năm 2016 của ngân hàng này cũng không khả quan khi lợi nhuận trước thuế năm của Sacombank chỉ đạt 532 tỷ đồng. Trong khi năm 2015, lời nhuận trước thuế của Sacombank là 1.469 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận trước thuế năm 2016 của Sacombank giảm gần 64% so với năm 2015.
Nguyên nhân khiến lợi nhuận của Sacombank năm 2016 sụt giảm mạnh do yếu tố quan trọng nhất đó là lãi từ hoạt động cho vay năm 2016 của nhà băng giảm gần 23%, chỉ đạt 5.119 tỷ đồng, so với 6.614 tỷ đồng năm 2015.
Trong khi đó chi phí hoạt động kinh doanh tăng gần 20% và đạt 5.820 tỷ đồng, so với năm 2015 là 4.862 tỷ đồng. Do đó, hệ số chi phí trên thu nhập (CIR) khá cao tới gần 83%.
Về nợ xấu, theo một báo cáo trước đó, tỷ lệ nợ xấu của ở mức 5,4% vào cuối năm 2016. Đây là mức cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, và cao hơn mức nợ xấu trung bình của toàn ngành (2,46% tính đến tháng 30/11/2016).
Tuy nhiên, dù tỷ lệ nợ xấu cao song năm 2016 ngân hàng chỉ mới thực hiện trích lập dự phòng 700 tỷ đồng, giảm 67% so với năm 2015, tương đương với chi phí tín dụng 0,4%, giảm so với mức 1,1% trong năm 2015.
Như vậy, sau gần 15 tháng sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đến nay vẫn chưa giải quyết được vấn đề nợ xấu, trong khi lợi nhuận sụt giảm chóng mặt. Nhiều chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng đến triển vọng phát triển của Sacombank trong tương lai.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2016, tổng tài sản của Sacombank đến cuối năm 2016 đạt trên 333.000 tỷ đồng, tăng 14% so với thời điểm đầu năm. Vốn điều lệ vẫn ở mức 18.852 tỷ đồng. Cho vay khách hàng đạt hơn 198.000 tỷ đồng, tăng 6,9%. Tiền gửi của khách hàng đạt 291.000 tỷ đồng, tăng trưởng 11%.

Minh Hiếu

>> xem thêm

Bình luận(0)