Phụ nữ nên học Phật thế nào để cầu được ước thấy?

Google News

Học được Phật mới khiến người ta thấm nhuần đạo lý, nhờ vậy mới cầu được như tâm nguyện, phúc báo dài lâu.

Tín Phật nên đi lễ Phật, điều đó là lựa chọn tâm linh riêng của mỗi người. Nhưng Phật giáo đã dạy, tín Phật, lễ Phật có nghĩa là học Phật.
Học Phật là học thái độ, nhân sinh quan, học cách làm người của Phật. Nếu nhân sinh quan hoàn mỹ, không sứt mẻ, không có vấn đề, thì tất không cần học Phật. Mà không cần học, tức là không tín Phật, không tin vào Phật.
Nhưng con người vẫn phiền não thống khổ, vẫn miệt mài đi kiếm tìm hạnh phúc và mục đích sống, vẫn hoang mang trước những biến thiên, thay đổi của đời sống thì tín Phật như một cứu cánh tâm hồn, tìm một chỗ dựa để lòng an yên.
Phu nu nen hoc Phat the nao de cau duoc uoc thay?
Ảnh minh họa. 
Nhưng bản chất của việc lễ Phật, tin vào Phật không phải là cầu cúng Phật để mong Phật phù hộ độ trì giải quyết hết những khó khăn, khúc mắc; mà là học Phật, theo Phật tu dưỡng bản thân, tự mình thấu hiểu nhân sinh, thoát khỏi rắc rối.
Phương pháp học Phật tức là ba môn tuệ học: Văn tuệ, Tư tuệ, và Tu tuệ. Bởi vì muốn vào cửa giác ngộ không phải anh tướng trí tuệ thì không sao vào được. Phật pháp là chân lý là những sự thật, nếu không có ngọn đuốc trí tuệ soi sáng, làm sao chúng ta thấy mọi sự thật ở chung quanh, không cần trí tuệ, chỉ dùng lòng tin đến với đạo Phật, để học Phật pháp, thật là sai lầm lớn lao. Đây là chứng bệnh trầm trọng của Phật tử hiện thời. Cần chữa lành bệnh này, chúng ta phải ứng dụng triệt để ba môn tuệ học vào công trình tu học Phật pháp.
Thế nào là Văn tuệ?
Văn là nghe, do nghe giáo lý Phật pháp trí tuệ mở sáng, gọi là Văn tuệ. Chúng ta nghe Phật pháp qua lời giảng dạy của chư tăng, của thiện hữu tri thức đã tu học trước ta. Những lời giảng dạy ấy xuất phát từ kinh điển của Phật, trong đó chứa toàn lời lẽ chân chánh, chỉ bày mọi sự thật cho chúng sanh. Càng nghe trí tuệ chúng ta càng sáng. Hoặc chúng ta trực tiếp đọc kinh sách Phật, khiến mở mang trí tuệ cũng thuộc Văn tuệ. Chịu khó nghe giảng dạy, ch?u khó nghiên cứu kinh sách Phật, đó là người biết từ cửa Văn tuệ tiến thẳng vào ngôi nhà Phật pháp.
Thế nào là Tư tuệ?
Tư là suy xét phán đoán, do suy xét phán đoán những lời dạy trong Phật pháp, trí tuệ càng tăng trưởng. Chúng ta được nghe lời chỉ dạy của thầy bạn, dẫn từ trong kinh Phật ra, song nghe rồi tin liền là chưa đủ tư cách học Phật. Buộc chúng ta phải dùng trí phán đoán xem đúng hay sai, nếu quả thật đúng, từ đó chúng ta mới tin. có thế mới thực hành đúng câu "các người phải tự thắp đuốc lên mà đi, thắp đuốc lên với chánh pháp", trong kinh Pháp Cú. Chúng ta muốn mở mang trí tuệ, song tự mình làm sao mở được, phải mồi ngọn đuốc trí tuệ của mình với ngọn đuốc chánh pháp của Phật, trí tuệ mới phát sáng.
Thế nào là Tu Tuệ?
Sau khi phán xét lời Phật dạy là đúng, chúng ta đem áp dụng trong cuộc sống hằng ngày của mình, khiến chánh lý càng bày hiện sáng tỏ, là tu tuệ. Ví như, đã biết rõ “tất cả thế gian là vô thường”, chúng ta ứng dụng sự vô thường vào đời sống của mình, trong những trường hợp như sau:Ðã biết rõ thế gian là vô thường, khi gặp vô thường đến với bản thân, với gia đình ta, ta vẫn giữ bình tĩnh không hốt hoảng hãi sợ. Vì biết chắc điều đó ở thế gian không ai tránh khỏi, sợ hãi kinh hoàng chỉ làm rối thêm vô ích. Bởi không sợ nên tâm ta bình tĩnh sáng suốt, giải quyết mọi việc một cách tốt đẹp. Chúng ta vẫn đủ sáng suốt để khuyên giải cho những người đồng cảnh ngộ bớt đau kh?.
Biết rõ thế gian là vô thường, mọi sự tranh giành danh lợi, tài sắc… lòng ta nguội lạnh. Tranh giành những thứ tạm bợ ấy làm gì, để rồi chuốc khổ về mình, gây đau khổ cho người, rốt cuộc chỉ thành việc mò trăng bắt bóng. Lòng tham lam giành giật dục lạc thế gian, do đây dứt sạch.
Do thấy rõ lẽ vô thường, chúng ta không thể ngồi yên chờ chết. Phải cố gắng làm mọi việc lành, nếu cơn vô thường đến, chúng ta có muốn làm cũng không sao làm được. Lại biết quí tiếc thời giờ, một ngày qua rồi không tìm lại được, phải cấp bách nỗ lực làm lợi mình lợi người, không thể chần chờ.Ðó là ba trường hợp do biết “thế gian vô thường”, chúng ta khéo ứng dụng tu hành trong cuộc sống hiện tại của mình. Bao nhiêu sự lợi ích tốt đẹp sẽ theo đó mà tăng trưởng. Sự tu hành ấy, đi đôi với tâm trí tỉnh táo sáng suốt, nên gọi là “Tu tuệ”.
Phật giáo có luật nhân quả, gieo nhân nào gặt quả ấy, nên cầu cúng có ích lợi chi? Chỉ có tự bản thân mình tạo nghiệp lành, hạnh lành thì mới có kết quả như ý. Học Phật chính là cách học để tạo nhân tốt cho mình.
Học Phật là là học lời Phật nói, theo điều Phật làm, tu dưỡng theo điều Phật chỉ bảo. Ví dụ như, Phật dạy từ bi hỉ xả, buông bỏ tham, sân, si, tu nhân tích đức, sống theo những điều ấy thì cần gì phải mâm cao cỗ đầy cầu cúng tiền bạc, của cải, may mắn, bình an.
Khi tâm ta tốt, tự dưng điều tốt sẽ đến với ta. Phật tại tâm, không cầu cũng đạt.
Mời quý độc giả xem video về thiền sư Thích Nhất Hạnh (nguồn BBC):
Theo Khỏe & Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)