Đầu năm dâng sao giải hạn thế nào cho đúng và chuẩn nhất?

Google News

Theo lời Phật dạy, không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và không có nghi lễ cúng sao giải hạn.

Người xưa cho rằng: Mỗi người vào mỗi năm có một ngôi sao chiếu mệnh, tất cả có 9 ngôi sao, cứ 9 năm lại luân phiên trở lại.
Mỗi người vào mỗi năm có một ngôi sao chiếu mệnh. Có sao tốt có sao xấu. Nếu gặp sao xấu thì phải cúng sao giải hạn.
+ Sao Chiếu mệnh:Theo nguyên lý Cửu diệu, các nhà Chiêm tinh xưa cho rằng mỗi năm mỗi người đều có 1 trong 9 sao chiếu. Trong đó có:
– 3 sao Tốt: Thái dương, Thái Âm, Mộc đức.
– 3 sao Xấu: La hầu, Kế đô, Thái bạch.
– 3 sao Trung: Vân hớn, Thổ tú, Thủy diệu.
Cùng một tuổi, cùng một năm đàn ông và đàn bà lại có sao chiếu mệnh khác nhau. Trong 9 ngôi sao có sao tốt, có sao xấu, năm nào sao xấu chiếu mệnh con người sẽ gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật. . . gọi là vận hạn.
Dau nam dang sao giai han the nao cho dung va chuan nhat?
 Lên chùa chỉ nên cầu bình an
Để giảm nhẹ vận hạn người xưa thường làm lễ cúng dâng sao giải hạn hằng tháng tại nhà ở ngoài trời trong 12 tháng hoặc hằng tháng tại Chùa với mục đích cầu xin Thần Sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình đều được khoẻ mạnh, bình an, vạn sự tốt lành, may mắn, thành đạt và thịnh vượng.
Lễ vật khi đi lễ chùa cầu an giải hạn đầu năm
Khi đến dâng hương ở các chùa đầu năm để cầu an, giải hạn đầu năm thì chỉ sắm các lễ chay như: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi, chè… Không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả…
Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.
Khi đi lễ chùa để giải hạn đầu năm thì không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.
Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
Tránh suy nghĩ lệch lạc khi hành lễ với quan niệm: Lễ càng nhiều, phật phù hộ càng nhiều. Quan niệm trên hoàn toàn sai và lệch lạc, làm mất đi nét đẹp trong tôn giáo Việt Nam.
5 bước hành lễ khi đi chùa cầu bình an giải hạn đầu năm
1. Đặt lễ vật khi giải hạn đầu năm:
Thắp hương
và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.
2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.
3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi
thắp hương
ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái đường. Khi
thắp hương
lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu yên giải hạn đầu năm theo ý nguyện.
4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).
5. Cuối buổi lễ giải hạn đầu năm, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.
(Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, cung cấp nội dung phong tục dân gian cho bạn đọc) 
Theo Diệp Thảo/ Khỏe và Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)