Vụ bắt cóc con phi công: Tìm thấy bức thư ẩn dưới hòn đá

Google News

Sau nhiều lần trao đổi về người con bị bắt cóc, tiến sĩ Condon đã tìm thấy bức thư dưới một hòn đá ở phía trước nhà kính.

Sau khi bé trai 20 tháng tuổi đột ngột mất tích, những người làm trong gia đình và hàng xóm của đại tá Charles Lindbergh đều bị thẩm vấn và nằm trong diện tình nghi.
Vụ án khiến Tổng thống Mỹ Herbert Hoover rất lưu tâm. Theo luật thời đó, bắt cóc là tội phạm cấp tiểu bang nhưng ngay sáng hôm sau xảy ra vụ án, ông Hoover yêu cầu cơ quan điều tra liên bang vào cuộc. Ngoài ra, lực lượng bảo vệ bờ biển, hải quan và sở di trú liên bang cũng sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Vu bat coc con phi cong: Tim thay buc thu an duoi hon da
Nhóm điều tra không tìm thấy dấu vân tay trên chiếc thang được tìm thấy tại hiện trường. Ảnh: NY Daily News. 
Trong khoảng thời gian này, viên phi công Charles Lindbergh đích thân đến sân bay Round Hill điều tra manh mối. Ông nghi ngờ con trai của mình được đưa tới đảo Elizabeth.
Bố nạn nhân phản đối kế hoạch của cảnh sát
Thống đốc bang Trenton, New Jersey triệu tập cuộc họp với sự tham gia của các quan chức, cơ quan cảnh sát và đại diện chính phủ.
Khi đó, cảnh sát trưởng New York Ed Mulrooney từng đề nghị kiểm tra các trạm bưu điện Brooklyn để lần theo dấu vết người gửi thư. Tuy nhiên, đại tá Lindbergh bác bỏ ý kiến này, vì lo cho tính mạng của con trai mình. Thậm chí, ông còn đe dọa dùng ảnh hưởng của mình khiến Mulrooney mất chức nếu ông ta khăng khăng thực hiện kế hoạch của mình.
Ngày 6/3/1972, đại tá Lindbergh nhận thêm một lá thư, đóng dấu bưu điện Brooklyn. Nội dung bức thư cảnh báo ông không được để cảnh sát can thiệp vào và nâng tiền chuộc lên 70.000 USD.
Đúng lúc này, tiến sĩ 72 tuổi về hưu tên John F. Condon đăng một mẩu tin trên tờ Home News, khẳng định tự nguyện đóng góp 1.000 USD vào số tiền chuộc và tình nguyện làm trung gian giữa bọn bắt cóc với gia đình Lindbergh.
Ba ngày sau, Condon nhận được một lá thư từ nhóm bắt cóc và chấp nhận ông là người trung gian trong vụ việc.
Cuộc gặp gỡ tại nghĩa trang
Vào khoảng 20h hôm 12/3/1932, sau khi nhận được một cuộc gọi nặc danh, ông Condon nhận được bức thư đòi tiền chuộc thứ 5, được gửi từ một lái xe taxi. Trong bức thư, bọn bắt cóc cho biết thông báo khác được giấu bên dưới hòn đá ở một cái ghế trống, cách ga tàu điện ngầm 100 m.
Theo hướng dẫn, ông Condon gặp một người đàn ông bí ẩn, tự xưng là "John" tại nghĩa trang Woodlawn. Condon đi cùng một vệ sĩ, nhưng chỉ được vào một mình khi nói chuyện với “John”. Họ trao đổi về cách thức thanh toán tiền chuộc. Người lạ mặt đã đồng ý cung cấp một dấu hiệu nhận dạng của đứa trẻ.
Theo Condon, người đàn ông nói giọng nước ngoài và chỉ ở trong bóng tối suốt cuộc trò chuyện. Vì vậy, vị giáo sư không thể nhìn rõ khuôn mặt của hắn. Hắn ta tự nhận tên là John, từng là một thủy thủ người Scandinavia. Nhóm bắt cóc bé trai gồm 3 nam, 2 nữ.
“John” khẳng định bé Charles đang trong tình trạng an toàn, sống trên thuyền và bọn chúng chỉ giữ đứa bé để đòi tiền chuộc. Người đàn ông còn đồng ý sẽ gửi bộ đồ ngủ của bé Charles mặc đêm bị mất tích.
Vu bat coc con phi cong: Tim thay buc thu an duoi hon da-Hinh-2
Bản vẽ mô tả khuôn mặt của "John", theo lời kể của tiến sĩ Condon. Ảnh: AP. 
Bộ đồ ngủ của đứa trẻ sau đó được gửi qua đường bưu điện tới cho Condon. Cha đứa trẻ khẳng định đó là đồ của con trai ông.
Sau những diễn biến trên, Condon liền đăng tin lên báo : “Tiền đã sẵn sàng. Không có cớm. Tôi đến một mình như lần trước”.
Ngày 21/3, bức thư thứ 8 được gửi tới tiến sĩ Condon có nhấn mạnh cần tuân thủ luật chơi. Nội dung bức thư này cũng tiết lộ vụ bắt cóc đã được lên kế hoạch từ một năm trước.
Trò lừa đảo của bọn bắt cóc
Sau 28 ngày xảy ra vụ bắt cóc (tức 29/3), bà vú Betty Gow tìm thấy bao tay của cậu bé gần lối vào ngôi nhà. Ngày hôm sau, Condon nhận được bản yêu cầu tiền chuộc lần thứ 9, đe doạ tăng số tiền chuộc lên đến 100.000 USD và từ chối sử dụng dòng chữ mật mã trên các trang báo.
Sau nhiều lần trao đổi, tiến sĩ Condon đã tìm thấy bức thứ 12 dưới một hòn đá ở phía trước nhà kính tại số 3225 đại lộ East Tremont, Bronx, New York.
Số tiền này được trao cho một người lạ mặt, để đổi lấy biên nhận và bức thư số 13, ám chỉ rằng đứa bé có thể đang ở trên chiếc thuyền "Nellie" gần vườn nho Martha, Massachusetts. Người lạ mặt sau đó đi vào rừng cây ở phía bắc. Ngày hôm sau, một cuộc tìm kiếm đứa trẻ đã được thực hiện gần vườn nho Martha.
Đại tá Lindbergh đã bỏ hai ngày lái máy bay tìm kiếm vòng quanh vùng vịnh New Bedford nhưng không tìm thấy chiếc tàu Nellie. Tiến sĩ Condon còn trấn an dư luận rằng ông sẽ nhận ra “John” nếu có cơ hội gặp lại hắn ta.
Theo Trà My/Zing News

>> xem thêm

Bình luận(0)