Ukraine mất gì khi vay tiền từ IMF?

Google News

(Kiến Thức) - Các loại cây trồng biến đổi gen có thể được đưa vào trồng tại Ukraine là cái giá khi IMF phê duyệt khoản vay trị giá 17 tỷ USD cho Ukraine.

Ông Frederic Mousseau Giám đốc chính sách Viện Oakland cảnh báo: Có nhiều vấn đề khó lường khác đằng sau việc Ukraine và phương Tây thắt chặt mối quan hệ tài chính. Với khoản vay 17 tỷ USD mà IMF đưa ra, các loại cây trồng biến đổi gen (GMO) có thể sẽ được đưa vào trồng ở những nơi màu mỡ nhất lục địa tại Ukraine.

Các quốc gia còn lại thuộc Liên minh châu Âu EU luôn ngăn chặn và phản đối việc trồng các loại cây biến đổi gen. Không ít người dân Ukraine ý thức rõ điều này nhưng theo ông Frederic Mousseau thì họ vẫn sẵn sàng tiến hành trồng GMO vì khoản tiền kếch xù đến từ IMF.
Sau đây là cuộc trò chuyện của ông này với tờ báo RT:

RT: Thưa ông, khoản vay 17 tỷ USD của IMF đã được phê duyệt, lệnh cấm GMO tại Ukraine cũng đã được điều chỉnh. Như vậy, việc những nông dân Ukraine trồng GMO chỉ còn là vấn đề thời gian?

FM: Rất có thể là như vậy bởi có rất nhiều áp lực đến từ ngành công nghiệp công nghệ sinh học, điển hình là những động thái từ công ty Monsanto. Đây cũng là một phần trong thỏa thuận của Hiệp hội châu Âu, trong đó có 1 văn bản đề nghị mở rộng công nghệ sinh học và GMO tại Ukraine.

Ukraine mat gi khi vay tien tu IMF?
 Công ty hóa chất Mỹ Monsanto.
RT: Vào tháng 12/2013, Ukraine đã điều chỉnh lệnh cấm các mặt hàng nông phẩm biến đổi gen chỉ vài tuần trước khi IMF phê duyệt khoản vay. Theo ông, điều này là trùng hợp hay hữu ý?

FM: Đây không thể là sự trùng hợp, bởi có thể nhận thấy rõ ngành công nghiệp sinh học và kinh doanh nông nghiệp đang nỗ lực vận động chính phủ và EU thay đổi lệnh cấm đối với GMO. Ngoài ra ta cũng có thể dễ dàng thấy rằng, khoản đầu tư này được khởi nguồn từ trước khi GMO được chấp thuận. Vì vậy, áp lực này là có thật, hơn nữa, nếu trong thỏa thuận của Hiệp hội châu Âu xuất hiện điều khoản về GMO thì việc vận động hành lang trong ngành công nghiệp ắt đã diễn ra từ nhiều tháng trước.

RT: Chủ tịch của Hội đồng kinh doanh US-Ukraine cho rằng Chính phủ Ukraine không nên can thiệp vào kinh doanh nông nghiệp nữa mà để nó trở thành một ngành phát triển độc lập. Liệu chúng ta có thể coi động thái của Mỹ lần này sẽ mở ra “mỏ vàng” cho nông nghiệp?

FM: Có nhiều doanh nghiệp hạt giống như Monsanto và các công ty nông phẩm lớn khác, nhưng tại Ukraine hiện vẫn còn 1 diện tích đất lớn thuộc quyền kiểm soát của chính phủ và đương nhiên không thể tiến hành buôn bán. Sẽ có một sự thúc đẩy lớn đối với việc tư nhân hóa và lợi nhuận hóa những phần đất này, điển hình có thể bán lại cho các tập đoàn nước ngoài. Trong 1 vài năm trở lại đây, những phần đất này vẫn được cho thuê trên quy mô lớn dù chưa sinh lợi nhuận bằng việc buôn bán. Hiện tại, đã có 1,6 triệu hecta đất được mua lại bởi các tổ chức nước ngoài. Nếu các chương trình cải cách được duy trì thì nhiều khả năng sẽ thu hút được sự chú ý của thêm nhiều doanh nghiệp, họ chắc chắn sẽ tới Ukraine để tìm kiếm các thỏa thuận về đất đai.

RT: Hiện rất nhiều nơi trên thế giới không chấp nhận loại cây trồng biến đổi gen. Nếu đứng từ góc độ này thì việc Ukraine dựa vào ngành công nghiệp GMO của Mỹ sẽ mang lại lợi ích gì cho nước này thưa ông?

FM: Mở rộng cây trồng biến đổi gen là một phần trong thỏa thuận với EU và chúng ta biết rằng các công dân và nông dân châu Âu đều đang phản đối GMO, nhưng thỏa thuận vẫn là thỏa thuận. Đó là cả một quá trình vận động hành lang của các tổ chức và công chức thuộc Ủy ban châu Âu. Điều này chẳng mang lại lợi ích gì cho nông dân hay công dân trên toàn thế giới mà chỉ mang lại cho các công ty nắm quyền kiểm soát và thu lợi nhuận trên sức lao động của người nông dân. Thực phẩm được sản xuất ra cũng không tốt hơn hay rẻ hơn.

RT: Xin ông cho biết, việc trồng các giống cây trồng biến đổi gen sẽ gây ảnh hưởng như thế nào tới diện tích đất đai màu mỡ tại Ukraine?

FM: Ở Mỹ, GMO đã được trồng trong hàng thập kỷ nay. Độ màu của đất cần nhận được sự quan tâm lớn vì việc trồng GMO đòi hỏi một lượng phân bón hóa học khổng lồ, điều này phá hủy rất nhiều chất hữu cơ có trong đất, môi trường sống của nông dân cũng sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng không nhỏ. Môi trường ở Bắc Mỹ hiện nay đã và đang bị ô nhiễm. 

Hoàng Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)