“Lính Iraq không muốn hi sinh vì lợi ích của Mỹ”

Google News

(Kiến Thức) - Quân đội Iraq thất bại nhanh chóng trước IS là do binh sĩ nước này không muốn hi sinh vì một chính phủ do Mỹ điều khiển.

Nhiều binh sĩ trong Quân đội Iraq đều cảm thấy không đáng phải chết vì chính phủ ở Baghdad do Mỹ điều khiển khi họ hiểu rằng việc này sẽ dẫn đến sự chia cắt đất nước, theo như nhà phân tích Patrick Henningsen trả lời phỏng vấn của tờ RT. Ông Patrick Henningsen là phóng viên cho các tờ báo như Guardian, GlobalResearch  Infowars.
Dưới đây là nội dung bài phỏng vấn cho Kiến Thức lược dịch:
- Rất nhiều binh sĩ đã đào ngũ khỏi Quân đội Iraq, tại sao họ lại làm vậy?
- Như nhiều người đã biết, có rất nhiều lý do cho sự thất bại của Quân đội Iraq mặc dù số binh lính lên đến gần 250.000 so với IS chỉ có 20.000-30.000. Tinh thần của binh lính đang rất thấp, cùng với đó là việc thiếu tổ chức trầm trọng trong quân đội. 
Nói chung Quân đội Iraq đang là một mớ bòng bong, và không riêng gì quân đội mà cả đất nước Iraq cũng như vậy. Một vấn đề khác về mặt tinh thần trong quân đội Iraq đó là nhiều binh sĩ cho rằng họ không đáng phải chết vì chính phủ ở Baghdad do Mỹ điều khiển. Và mặc dù Mỹ, NATO và Anh đều đưa ra những lý lẽ phản bác ý kiến này nhưng phần lớn người dân Iraq vẫn tin chính phủ của mình chỉ là con rối do Mỹ điều khiến. Chẳng có người lính tỉnh táo nào lại thấy rằng mình có thể hi sinh cho một chính phủ như vậy. Ta cho rằng họ phải có nhiều sự tự tôn dân tộc hơn nhưng sau cùng thì mọi thứ đều bắt nguồn từ sự chia cắt của đất nước Iraq.
Binh lính Iraq không muốn hi sinh vì nước Mỹ.
- Tại sao giờ đây chính phủ Iraq lại tái gọi nhập ngũ những người đã từng đào ngũ để chiến đấu chống lại IS?
- Hiện tại chính phủ Iraq đang cố gắng cứu vãn lại số quân bị mất, gồm những người bị xem là đào ngũ và cả hết nghĩa vụ quân sự. Chỉ trong tuần trước tại Ramadi, 150 binh sĩ đã rời bỏ vị trí vì họ không còn đạn. Điều này cho thấy Quân đội Iraq được tổ chức kém như thế nào, một lực lượng đông đảo nhưng rất thiếu hiệu quả. Và tất nhiên người gây ra chuyện này chính là Mỹ. Họ đã bỏ rơi lực lượng vũ trang Iraq yếu ớt để sau này phía Iraq sẽ cần đến sự giúp đỡ của Mỹ. Mặc cho cái mà Tướng Dempsey cũng như nhiều người nói rằng: “Sự tài tình của Tướng Petraeus”, Mỹ đã bỏ rơi Iraq trong một tình trạng yếu ớt cả về quân đội, chính trị và nhiều điểm khác.
- Có gì đảm bảo những người đào ngũ sẽ không làm vậy một lần nữa?
- Không! Hoàn toàn không có gì đảm bảo rằng những kẻ đào ngũ hay rời bỏ vị trí được ân xá này sẽ không tái phạm. Thực ra số binh sĩ sẽ làm vậy là rất lớn bởi sự thay đổi cơ sở hạ tầng cấp thiết của quân đội là quá lớn, vào khoảng 5.000 đến 15.000 người. Và còn cả vấn đề về hậu cần: đi lại giữa Bắc và Tây Iraq rất khó khăn. Trong nhiều trường hợp những người muốn tái nhập ngũ vì nghĩa vụ hay vì tiền không thể đến được với những nơi tuyển mộ do sự chia cắt đất nước khiến họ mất 4, 5 ngày để đi lại. Tôi cũng phải đưa ra một lý do khác khiến Quân đội Iraq trở nên yếu ớt, đó chính là vấn đề giáo phái khi các lực lượng vũ trang đều được phân chia theo sắc tộc. Mỹ sắp phải trả giá cho gần 15 năm xâm lược, chia rẽ các lực lượng tự vệ Shia trên khắp Iraq mà đáng lẽ Mỹ nên hợp tác để chống lại IS. Tổ chức này sẽ không thể chống cự trong 1 tuần tại một số nơi ở Iraq nếu như ở đó có sự hiện diện thường xuyên của lực lượng tự vệ Shia như những năm trước, nhưng vì sự chia cắt của mình giờ đây Mỹ phải dựa vào một lực lượng quân đội tuy đông đảo nhưng rất yếu ớt.
- Mỹ đã hỗ trợ rất nhiều cho Quân đội Iraq, vậy mà sao họ vẫn không thể chống lại IS?
- Một trong những vấn đề ở Iraq chính là nạn tham những, điều bắt nguồn từ cuộc xâm lược của Mỹ. Rất nhiều thành phần trong xã hội trở nên nghèo khó trong khi tham nhũng diễn ra thường xuyên, các công trình bị ăn bớt … Thiếu trang bị, thiếu vũ khí, thiếu đạn dược là chuyện bình thường trong Quân đội Iraq. Quanh khu vực vành đai thép tại Baghdad thì có vẻ an toàn và đáng tin hơn. Còn nơi diễn ra chiến sự ác liệt là tại phía Bắc và phía Tây, nơi mà quân đội cần đến sự tổ chức và vũ khí nhiều nhất nhưng đơn giản là không thể. Mặc cho có được hỗ trợ bao nhiêu tiền, nếu như không tìm ra vấn đề cốt lõi, điều mà cả Mỹ và chính phủ bù nhìn do Mỹ chỉ đạo đều không thể làm được.
Phong Đức

Bình luận(2)

Minh Hiền

Phạm Hoàng Phi

Quân đội Iraq bây giờ cũng như quân đội Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa thôi chứ có khác gì , chiến đấu không có lí tưởng chung cao cả thì sao mà thắng được đây . Tinh thần rệu rã như thế thì thua trận là điều khó tránh khỏi, Mỹ đã bỏ rơi họ tương tự như những gì họ từng làm với VNCH !

Minh Hiền

September

Lính Iraq cũng sẽ giống các lực lượng bù nhìn do Mỹ tạo ra thôi.