Đồng Rúp ổn định, Nga đối mặt với lạm phát?

Google News

(Kiến Thức) - Tuy khủng hoảng tiền tệ đã chấm dứt theo như tuyên bố của chính phủ, song nước Nga đang đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng.

Rúp Nga ổn định, lạm phát vẫn tăng
Vào ngày 25/12, chính phủ Nga đưa ra thông báo, cuộc khủng hoảng tiền tệ tại nước này đã chấm dứt. Tuy nhiê, họ bày tỏ quan ngại khi tỷ lệ lạm phát đang leo thang trên 10%. Điều này khiến cho những vấn đề mà chính phủ của Tổng thống Vladimir Putin đang phải đối mặt trở thành cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1998.
Giá trị đồng Rúp chạm đáy thấp nhất kể từ năm 1998 do sự sụt giảm nghiêm trọng của giá dầu, xương sống của nền kinh tế Nga. Thêm vào đó, hình phạt các nước phương tây áp dụng lên Nga do cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã khiến cho các công ty của Nga gần như không thể mượn thị trường của các nước này.
dong rup nga mat gia hinh anh 1
Người dân Nga đổ xô đi mua sắm trong bối cảnh đồng Rúp trượt giá. Trong ảnh, nhiều người đứng xếp hàng thanh toán ở trung tâm mua sắm IKEA ngày 17/12. 
Tuy nhiên giá đồng Rúp đã nhanh chóng tăng trở lại kể từ khi các nhà chức trách thực hiện các biện pháp nhằm chặn đứng đà trượt dài của đồng tiền này và kiềm chế lạm phát. Việc sụt giảm của đồng Rúp sau nhiều năm ổn định đã đe doạ danh tiếng của Putin khi phải đảm bảo cho sự phát triển phồn thịnh của đất nước này.
Các biện pháp được thực hiện bao gồm: tăng tỉ lệ lãi suất từ 10,5% lên 17%, cắt giảm xuất khẩu ngũ cốc và kiểm soát dòng vốn.
Phát biểu tại Thượng viện, Bộ trưởng tài chính Anton Siluanov cho rằng “Việc điều chỉnh tăng các loại lãi suất quan trọng để ổn định tình hình thị trường tiền tệ đã kết thúc. Đồng Rúp đang trên đà tăng giá", Bộ trưởng tài chính Anton Siluanov báo cáo với thượng viện ngày 25/12. Ông bổ sung rằng tỷ lệ lãi suất sẽ giảm nếu tình hình duy trì ổn định.
Trong tuần này, tổ chức xếp hạng tín dụng S&P khuyến cáo có thể sẽ hạ bậc tín nhiệm của Nga xuống sớm nhất là vào tháng 1/2015 do "mức độ linh hoạt tiền tệ" của nước này đã sa sút nhanh chóng.
Để ngăn chặn việc bị hạ bậc, Nga cho biết nước này đang làm việc với các công ty xếp hạng tín nhiệm để giải thích thêm về các biện pháp của chính phủ. Bộ trưởng Siluanov cho rằng thiếu hụt ngân sách năm tới sẽ lớn hơn nhiều so với mức GPD dự kiến 0,6%.
Giữa tháng 12, đồng Rúp đã lao dốc xuống mức 80 Rúp/USD từ trung bình 30-35 Rúp/USD nửa đầu năm 2014. Đồng tiền này đã tăng trở lại trong những ngày qua và ở ngưỡng 52 Rúp/USD vào 25/12, một phần bởi chính phủ Nga gây sức ép để các nhà xuất khẩu bán ngoại tệ có tính thanh khoản cao.
Người Nga theo dõi sát sao tỷ giá ngoại tệ từ khi Liên Viết tan rã. Khi đó lạm phát phi mã đã khiến họ mất trắng những khoản tiền tiết kiệm từ những năm đầu thập niên 90.
Nga tiến hành ngăn chặn lạm phát
Nga nhập khẩu một lượng lớn thực phẩm, đồ công nghệ cao và ô tô. Khi đồng Rúp suy yếu, nước này phải trả nhiều tiền hơn cho hàng nhập khẩu, đẩy lạm phát trong nước tăng lên. Do đó, các công ty phải bảo vệ mình bằng cách mua USD, làm tăng thêm sức ép lên đồng Rúp.
Cố vấn kinh tế của ông Putin, Andrei Belousov phát biểu rằng, lạm phát hàng năm có thể đạt khoảng 11% vào cuối năm 2014 - lần đầu tiên vượt mốc 10% kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009.
dong rup nga mat gia hinh anh 1
Bảng hiển thị tỷ giá hối đoái giữa đồngg Rúp với đồng USD và EUR. 
Giá cả các mặt hàng như thịt bò và cá đã tăng 40-50% trong vài tháng trở lại đây, sau khi Nga ban hành lệnh cấm nhập khẩu một số thực phẩm xuất xứ từ phương Tây nhằm trả đũa về việc các nước này ủng hộ Ukraine.
Các nhân viên ngân hàng cho biết, trong những ngày giữa tháng 12, mọi người ồ ạt rút tiền từ những tài khoản tiền gửi nội tệ bởi họ muốn mau chóng đổi sang những đồng tiền ngoại tệ có tính thanh khoản cao.
Alexander Torbakhov, người đại diện của ngân hàng đứng top đầu về cho vay - Sberbank, cho biết tuần này nhu cầu ngoại tệ cao gấp 5 lần tuần trước khi mà giá đồng Rúp rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử.
Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng nhiều chủ tài khoản đang quay trở lại ngân hàng bởi hầu hết những người cho vay đẩy mạnh lãi suất huy động. Một số ngân hàng đưa ra mức lãi suất hàng năm 20%.
"Chúng ta đang đang tìm cách đối phó với việc rút tiền ồ ạt. Tình trạng trên có thể tái diễn hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể", Torbakhov cho biết và từ chối bàn luận về nhân tố có thể khiến sự việc trên tái diễn.
Các nhà phân tích cho rằng ngoài giá dầu thì họ sẽ chờ đợi quyết định của các công ty xếp hạng tín nhiệm. Tổ chức xếp hạng tín dụng S&P cảnh báo trong tuần này ít nhất 50% chỉ số tín dụng quốc gia của Nga sẽ bị đặt dưới mức đầu tư trong vòng 90 ngày. Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's cũng đưa ra cảnh báo trong tuần này rằng GDP của Nga có thể chỉ còn 5,5% trong năm 2015 và 3% trong năm 2016 do giá dầu và giá trị đồng nội tệ sụt giảm.
Yến Vy

Bình luận(0)