Đối đầu Trung-Ấn trên dãy Himalaya: Bên nào chiếm ưu thế?

Google News

(Kiến Thức) - Về khả năng đối đầu Trung-Ấn trên dãy Himalaya, cựu sĩ quan không quân Sameer Joshi cho rằng Không quân Ấn Độ vượt trội hơn hẳn Trung Quốc ở khu vực này.

Vậy đánh giá Không quân Ấn Độ vượt trội hơn hẳn Trung Quốc, khi xảy ra đối đầu Trung-Ấn trên dãy Himalaya, chính xác đến mức nào?
Nói chuyện với đài Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho rằng nếu không xét đến bối cảnh chung trong tương quan lực lượng quân sự Trung-Ấn, thì có thể rút ra kết luận không chính xác.
Doi dau Trung-An tren day Himalaya: "Meo nao can miu nao"?
 Tương quan lực lượng quân sự Trung Quốc-Ấn Độ. Ảnh: YouTube
Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nói tiếp: Phía Ấn Độ không nên quên rằng Trung Quốc là một quốc gia mạnh hơn nhiều trong lĩnh vực quân sự và công nghiệp-quân sự. Lợi thế của Ấn Độ trong một lĩnh vực có thể bị xoá nhòa bằng ưu thế của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực khác.
Trên thực tế, điều kiện khắc nghiệt của Khu tự trị Tây Tạng sẽ làm giảm khả năng của Không quân Trung Quốc đối phó với Không quân Ấn Độ. Ở khu vực này Trung Quốc chỉ có mạng lưới sân bay kém phát triển, các chiến đấu cơ của Trung Quốc sẽ phải giảm tải để cất cánh, điều kiện bảo dưỡng kém.
Ngoài ra, báo cáo của ông Joshi không nhắc đến 3 sư đoàn máy bay chiến đấu tầm xa của Không quân Trung Quốc, trong biên chế thường trực có các máy bay ném bom H-6K và H-6H. Các máy bay này cũng có thể tham gia vào cuộc xung đột với Ấn Độ, hoạt động từ các sân bay xa biên giới.
Không quân Ấn Độ vẫn duy trì lợi thế đáng kể so với lực lượng không quân Trung Quốc trong lĩnh vực huấn luyện chiến đấu và có những kinh nghiệm chiến đấu phong phú hơn. Về mặt kỹ thuật, một số máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ (ví dụ như Su-30MKI) vượt trội hơn tất cả các máy bay chiến đấu trong lực lượng không quân Trung Quốc. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang, tham gia chiến đấu sẽ có không chỉ các máy bay mà là cả hai quốc gia với các lực lượng vũ trang của họ. Nên chú ý đến một số yếu tố tạo nên sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Ví dụ, Trung Quốc có thể bí mật triển khai nhanh chóng nhiều tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở khu vực Tây Tạng. Quân đội Trung Quốc đã nhiều lần thao luyện những bài tập như vậy. Số lượng tên lửa của Trung Quốc có thể nhiều hơn số lượng tên lửa của Ấn Độ, kể cả các tên lửa BrahMos và tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn.
Trong bản báo cáo của mình, ông Joshi cũng viết rằng Trung Quốc chiếm ưu thế về số lượng tổ hợp tên lửa hiện đại tầm xa và tầm trung. Ưu thế này cũng có thể bù đắp sự yếu kém của Không quân Trung Quốc ở khu vực Tây Tạng. Trong thời gian khá dài Ấn Độ không chú ý đầy đủ đến các hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất, vì thế phải có thời gian để khắc phục tình trạng này. Cần phải chú ý đến tiềm năng mạnh mẽ của Trung Quốc trong lĩnh vực chiến tranh mạng. Họ có thể tấn công vào các hệ thống kiểm soát không lưu của Ấn Độ. Ngoài ra Trung Quốc còn có ưu thế về phát triển các phương tiện trinh sát vũ trụ.
Chuyên gia Vasily Kashin kết luận: Nói tóm lại, cả hai bên nên nhận thức rõ rằng cuộc xung đột Trung-Ấn có thể phát triển theo kịch bản không thể đoán trước và mang lại những hậu quả tai hại. Thậm chí nếu cuộc chiến tranh như vậy không xảy ra, hai bên có thể làm hại lẫn nhau trong lĩnh vực quân sự. Nguyên nhân dẫn đến đối đầu Trung-Ấn ở Himalaya là quá nhỏ nhoi nếu so với những hậu quả tiềm năng của một cuộc xung đột quân sự.
Minh Châu (Theo Sputnik)

>> xem thêm

Bình luận(0)