Cựu Ngoại trưởng Mỹ đề xuất cách kết thúc khủng hoảng Ukraine

Google News

(Kiến Thức) - Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đề xuất giải pháp chấm dứt khủng hoảng Ukraine mà các bên tham gia là Moscow, Kiev và phương Tây đều có lợi.

Với những cáo buộc về việc Nga đang gửi thêm binh lính và thiết bị vào vùng đang bị phe ly khai kiểm soát ở Ukraine, phương Tây có những hành động đáp trả cứng rắn. Các lệnh trừng phạt có thể bị thắt chặt, Quân đội Ukraine vốn đang thiếu trang thiết bị và bị áp đảo có thể được cung cấp thêm vũ khí. 
Nhưng chính sách phản ứng của phương Tây không hoàn toàn đúng, và phần sai sót đó có thể khiến năm 2015 là một năm tồi tệ cho an ninh Ukraine và quan hệ Đông-Tây như năm 2014. 
Động thái đáp trả của phương Tây có thể dẫn đến một loạt những hành động đáp trả lẫn nhau, khiến cho nạn nhân số một của cuộc khủng hoảng cho đến thời điểm hiện tại – người dân Ukraine – ở trong tình trạng tệ hơn trước.
Các động thái đáp trả lẫn nhau giữa Nga và phương Tây sẽ chỉ làm đời sống người dân Ukraine thêm khó khăn. 
Đầu tiên, việc cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ không làm mạnh thêm sức mạnh quân sự của nước này. Hành động này chỉ dẫn đến sự gia tăng khủng hoảng quân sự và cả con số thiệt hại về người và của tại Ukraine. 
Trước khi có những động thái như vậy, và trước khi NATO triển khai lính thường trực tại các nước vùng Baltics – một phản ứng dễ hiểu, nhưng ẩn chứa sự phản tác dụng trong cuộc khủng hoảng – những nhà lãnh đạo NATO nên cố gắng làm việc với Moscow để tạo lập một trật tự an ninh mới có thể chấp nhận được với cả 2 bên tại châu Âu. 
Nhiều nước phương Tây sẽ xem nỗ lực như vậy là một điều có lợi dành cho Nga và Tổng thống Putin. Nhưng cách tiếp cận này sẽ được tạo ra với mục đích không phải là một món quà mà là để bảo vệ cho an ninh của Ukraine – và cũng là của toàn thế giới.
Nếu người Nga thể hiện sự không hài lòng với ông Putin, sẽ có những cuộc tranh luận về việc liệu có nên giữ sức ép đối với những lệnh trừng phạt trong khi đe dọa sẽ có thêm những lệnh mới, trong trường hợp ông Putin tiếp tục những hành động của mình. 
Thế nhưng nhà lãnh đạo Nga vẫn đang nhận được sự ủng hộ từ 85% dân số, khi mà nhiều người xem những hành động của ông như một sự trả đũa thích đáng chống lại một NATO vẫn đang bành trướng đến biên giới nước này kể từ thời Chiến tranh Lạnh, đây là một quan điểm củng cố bởi các hãng truyền thông được kiểm soát chặt chẽ tại Nga.
Để duy trì với một vài ý tưởng được đưa ra bởi Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, và xây dựng dựa trên đề nghị của cựu chuyên gia tư vấn an ninh quốc gia Zbigniew Brzezinski – hai nhà xây dựng chiến lược vĩ đại của nước Mĩ – thỏa thuận nên đưa ra với Nga sẽ bao gồm những nội dung này:
1. Nga có thể sáp nhập Crimea dựa trên căn cứ lịch sử của mình, nhưng phải chấp nhận thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý dưới sự quan sát của nước ngoài nhằm quyết định tương lai của vùng đất này, với độc lập cũng là một sự lựa chọn.
2. Nga phải đồng ý thu hồi những “lính tình nguyện” khỏi miền đông Ukraine.
3. Nga phải cam kết dài hạn, khi tình hình ở Crimea đã được ổn định, duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, như đã ghi rõ trong Bản ghi nhớ Budapest 1994, bao gồm cả việc phi hạt nhân hóa Ukraine và các nước Liên Xô cũ khác.
4. Ukraine và Mỹ đồng ý rằng Ukraine sẽ không trở thành thành viên của NATO, hiện tại và trong tương lai.
5. Một cấu trúc an ninh xuyên suốt châu Âu mới, có thể được xây dựng trên nền tảng của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, với mục tiêu duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước châu Âu. Tổ chức này nên cho Moscow một vài quyền thành viên ngang hàng và có thể bao gồm thành viên NATO hay các nước từng thuộc Liên Xô cũ.
6. NATO có thể tự do duy trì những thành viên của mình. Nhưng với sự sắp xếp an ninh mới, nhóm này không được phép mở rộng thêm và tăng cường việc chỉ giữ vai trò hỗ trợ trong nền an ninh châu Âu, tái tập trung vào các nhiệm vụ bên ngoài châu Âu.
7. EU sẽ đồng ý với làm việc với Nga để tạo lập mối quan hệ giữa Ukraine và EU trong tương lai, kể cả việc trở thành thành viên, cũng như việc Ukraine gia nhập dự án Liên minh Kinh tế Á-Âu của Nga.
8. Những lệnh trừng phạt dành cho Nga sẽ được gỡ bỏ từ từ khi mà những điều đã nêu ở trên được thực hiện.
Để chắc chắn, ông Putin có thể nói rằng thỏa thuận này đã đạt được những mục tiêu cốt lõi của ông này và xem đây là một thắng lợi lớn. Có lẽ mức tín nhiệm của ông sẽ tăng lên thành 88-90%. Theo thời gian, những thành tựu này sẽ được nội địa hóa, và cử tri Nga sẽ coi thấy ông Putin thực hiện được những điều mà ông đã hứa: cải thiện đời sống nhân dân dựa trên nền kinh tế và sự lãnh đạo chính trị tốt.
Nga và phương Tây nhiều lần đụng độ trên không trong năm 2014.
Điểm yếu dài hạn của Nga cũng đồng nghĩa với phương Tây có thể thỏa hiệp ngay bây giờ. Nga sẽ không có đủ sức mạnh để chi phối các nước láng giềng trong thời gian dài, bất kể phương Tây có làm gì. Nhưng nước này có đủ tiềm lực và ý chí để kích động rắc rối trong nhiều năm nếu không có một thỏa thuận lâu dài như đã nêu ở trên.
Hơn nữa, việc theo đuổi một kết quả có lợi cho cả 3 bên Nga, Ukraine và phương Tây là khôn ngoan hơn rất nhiều so với quan điểm không ai được lợi. Có quá nhiều mối đe dọa với Trung Âu, và quá nhiều áp lực cho mối quan hệ Nga-phương Tây – từ Iran tới Trung Đông tới Afghanistan và Triều Tiên – để an ninh Mỹ có lợi từ bất kì sự gia tăng hay kéo dài nào của cuộc khủng hoảng 2014. Nước Mỹ không gây ra cuộc xung đột, nhưng có thể thực hiện từng bước để có thể tăng đáng kể cơ hội chấm dứt nó.
Phong Đức

Bình luận(0)