Tiết lộ "sốc" loài chuột có nọc độc ở 2 chân sau

Google News

Các nhà khoa học Nga đã tìm thấy những động vật có vú mới thuộc nhóm multituberculata - loài thú cổ đại răng nhiều mấu, giống con chuột.

Con thú kỳ lạ này được đặt tên là Baidabatyr. Thực chất đó là một 'con chuột'. Động vật gặm nhấm này hoàn toàn vô hại và "chỉ ăn cỏ".
Tiet lo "soc" loai chuot co noc doc o 2 chan sau
 Loài động vật có vú có nọc độc ở 2 chân sau. (Ảnh: Chelorg.com) 
Tại sao lại gọi là Baidabatyr? Để đến khu vực khai quật tìm thấy răng của động vật có vú cổ đại này (thực chất là một chiếc răng bé xíu dài 2mm), các nhà khoa học đã phải dùng thuyền baidar. Loài này không giống chuột đồng hay chuột hamster, thậm chí chúng chẳng không phải họ hàng với nhau.

Các nhà khảo cổ lại có thói quen gọi các loài mới của nhóm động vật có vú này bằng từ "baatar" (tiếng Mông Cổ — "dũng sĩ"), lý do những động vật cổ đại răng nhiều mấu đầu tiên được mô tả chi tiết đã được phát hiện trên lãnh thổ Mông Cổ.

Các nhà nghiên cứu Nga thay từ "baatar" bằng từ "batyr" tương tự trong tiếng Turkic và đặt tên cho chi động vật mới. Bài báo khoa học liên quan tới phát hiện mới đã được công bố trên tạp chí Journal of Vertebrate Paleontology.
Tiet lo "soc" loai chuot co noc doc o 2 chan sau-Hinh-2
Baidabatyr đang được kỳ vọng xác định là tổ tiên tất cả các động vật có vú ăn cỏ. (Ảnh: Chelorg.com) 
Chuyên gia về động vật có xương sống đại Mezozoi, TS. PGS. đến từ Đại học Tổng hợp St. Petersburg, Pavel Skuchas cho biết: "Chúng tôi đã phát hiện một đại diện rất sơ khai của nhóm: nó phải sống trong kỷ Jura nhưng lại được tìm thấy trong các trầm tích đầu kỷ Phấn Trắng (100 đến 125 triệu năm). Vì vậy, có thể coi động vật cổ đại tương tự loài gặm nhấm hiện đại này là hóa thạch "sống" vào thời đó. Phát hiện khẳng định thực tế sự không thay đổi tiến hóa của Tây Siberia đã kéo dài hơn 40 triệu năm, trong thời gian này thành phần các loài có vú và lưỡng gần hầu như không thay đổi".
Theo Hường Nguyễn/vtc.vn

>> xem thêm

Bình luận(0)