Phát hiện cá sống dưới lớp băng Nam Cực dày 740m

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học sốc khi phát hiện cá bên dưới lớp băng Nam Cực dày 740m, và cho rằng chúng có thể nhận năng lượng từ lõi Trái đất.

Mới đây, các nhà khoa học đã vô cùng kinh ngạc khi phát hiện khoảng 20-30 con cá có khả năng chống chịu tốt đến khó tin, sống trong bóng tối vĩnh viễn của lớp băng Nam Cực dày 740m.
Phat hien ca song duoi lop bang Nam Cuc day 740m
 Loài cá sống sót dai dẳng bên dưới lớp băng lạnh lẽo của Nam Cực.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra sinh vật biển sau khi khoan một lỗ nhỏ qua thềm băng Ross, thềm băng lớn nhất của Nam Cực. Từ trước đến nay, giới khoa học rất hiếm tìm thấy sự sống ở dưới những lớp băng lạnh ngắt vì những khu vực đó có rất ít thức ăn, hoang vắng.
Loài cá được tìm thấy có màu hơi xanh, nâu và hồng nhạt, dài khoảng 15cm, có cơ thể trong suốt khiến toàn bộ cơ quan nội tạng nhìn thấy mờ mờ. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện hai loại cá khác nhỏ hơn (một loài màu đen và một loài khác có màu da cam), một số loài động vật giáp xác, cũng như một số động vật biển khác.
Phat hien ca song duoi lop bang Nam Cuc day 740m-Hinh-2
 Bằng chứng chứng minh sự sống ở nơi tận cùng thế giới.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, một trong những nguồn thức ăn cho cá chính là sinh vật phù du tồn tại ở vùng biển Ross. Ngoài ra, năng lượng từ lõi Trái đất, chứ không phải là ánh sáng mặt trời, được tin rằng là yếu tố giúp duy trì các vi khuẩn mà loài cá ăn.
Phat hien ca song duoi lop bang Nam Cuc day 740m-Hinh-3
Khu vực thềm băng mà các nhà nghiên cứu phát hiện ra sinh vật có sức chịu đựng đáng kinh ngạc
Phát hiện này đặt ra những câu hỏi mới về khả năng tồn tại sự sống trong môi trường khắc nghiệt, cũng như làm tăng sự hiểu biết về động băng và sự tương tác của nó với biển và trầm tích, cấu trúc của hệ sinh thái của nó. Nhóm nghiên cứu hiện đang trong quá trình phân tích các cá thể.
Lưu Thoa (theo DM)

Bình luận(0)