Bí ẩn của loài vật sống trong gió cát

Google News

(Kiến Thức) - Lạc đà hợp đi lại trên sa mạc vì trên móng của nó có một lớp đệm thịt lớn với kết cấu như chiếc quạt giúp chân không bị lún xuống cát. 

Hỏi: Xem phim tôi thấy nhiều con lạc đà trong bão cát sa mạc mà vẫn thở, vẫn di chuyển được? - Lê Anh Khoa (Tuyên Quang).
 Ảnh minh họa.
GS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam: Lạc đà phù hợp với việc đi lại trên sa mạc vì trên móng của nó có một lớp đệm thịt lớn với kết cấu như chiếc quạt làm chúng không bị lún chân xuống cát. Mắt của lạc đà có thể nhìn trong gió cát vì mí mắt có 2 tầng, lỗ mũi có những lớp màng cánh kết lại, đóng lỗ mũi nhưng vẫn có thể hô hấp được. 
Quan trọng nhất là chiếc bướu trên lưng lạc đà, bướu này không có xương thịt mà chỉ có mỡ và cơ. Trước khi đi xa, nó ăn uống nhiều ngày để lớp mỡ trong bướu có thể đạt 50kg, túi trong dạ dày có thể chứa được 8 lít nước. Bản thân lạc đà có thể chứa được một lượng nước lớn, mỗi lần uống đến được 8 lít. 
PV (ghi)

Bình luận(0)