Phản ứng về căn cứ hải quân thường trực Nga ở Syria

Google News

(Kiến Thức) - Ngày 10/10, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nikolai Pankov cho biết Nga có kế hoạch thiết lập căn cứ hải quân thường trực ở Tartus của Syria.

Tại cuộc họp của Ủy ban Quốc tế Hội đồng Liên bang Nga, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nikolai Pankov nói: "Ở Syria, chúng ta sẽ có một căn cứ hải quân thường trực tại Tartus. Các văn kiện tương ứng đã được chuẩn bị, hiện đang qua thủ tục phê duyệt phối hợp liên ngành. Mức độ sẵn sàng khá cao và chúng tôi hy vọng sắp tới sẽ yêu cầu phía bạn phê chuẩn những văn kiện này".
Phan ung ve can cu hai quan thuong truc Nga o Syria
Nga có kế hoạch thiết lập căn cứ hải quân thường trực ở Tartus, Syria. Ảnh Sputnik 
Việc thành lập căn cứ hải quân thường trực của Nga tại Tartus (Syria) xuất phát từ mức độ của các nước ngoài hỗ trợ những kẻ khủng bố, theo tướng Samir Suleiman – phụ trách Ban thông tin Cục chính trị Quân đội Syria.
Tướng Samir Suleiman cho biết: "Mức độ hỗ trợ mà những kẻ khủng bố nhận được từ một số nước trong khu vực và ngoài khu vực cho phép chúng có khả năng tiếp tục chiến tranh. Vì vậy, để chống lại những kẻ khủng bố đó, rất cần thiết mức độ hợp tác như vậy (giữa Nga và Syria), bao gồm cả việc thành lập căn cứ quân sự Nga ở Syria".
Trong khi đó, nghị sĩ Ai Cập thành viên Ủy ban nghị viện về an ninh quốc gia, tướng Hamdi Bhit cho rằng kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân thường trú tại Tartus của Nga ở Syria không làm mất cân bằng lực lượng và sẽ phục vụ lợi ích của khu vực.
Tướng Hamdi Bhit nói với đài Sputnik: "Việc lập ra căn cứ hải quân của Nga ở Tartus không chỉ không làm mất cân bằng lực lượng mà ngược lại, sẽ góp phần đảm bảo an ninh trong khu vực đông Địa Trung Hải… Chúng ta không thể để một khu vực chiến lược như đông Địa Trung Hải rơi vào tay của một thế lực hoặc của một quốc gia nào đó. Sự cân bằng lực lượng quốc tế sẽ đảm bảo an ninh cho tất cả các nước trong khu vực".
Tướng Hamdi Bhit lưu ý rằng Ai Cập cũng tìm cách tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực, có tính đến sự chia rẽ các nước Arập không thể hình thành một đội ngũ quân sự thống nhất. Ông nói thêm: "Khu vực Arập đang bị chia rẽ, do đó Ai Cập đang cố gắng trở nên mạnh mẽ trong khu vực này… Chỉ có những nước mạnh mới được tôn trọng và tham khảo ý kiến trước đưa ra quyết định".
Nghị sĩ Hamdi Bhit bày tỏ quan điểm: "Syria hiện nay đang có bước ngoặt, rất cần phô trương lực lượng nhằm đạt được giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria trong tương lai gần”.

Minh Châu (Theo Sputnik)

Bình luận(0)