Bí mật phong thủy khiến nhà Tùy nhanh chóng diệt vong

Google News

(Kiến Thức) - Lý giải nguyên nhân khiến nhà Tùy nhanh chóng diệt vong, giới phân tích Trung Quốc có đề cập tới yếu tố phong thủy tân đô của triều đại này.

Lý giải lý do vì sao nhà Tùy nhanh chóng diệt vong, giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng có yếu tố phong thủy chi phối. Cụ thể là phong thủy Tân thành, tức thành Đại Hưng của nhà Tùy.
Sau khi lập quốc, Tùy Văn Đế Dương Kiên quyết định định đô tại Tràng An. Thời đó thành cổ Trường An đã tan hoang tiêu điều. Điều kiện cơ sở vật chất và thành phố đều cũ kỹ. Hệ thống cấp thoát nước hỏng trầm trọng vì thế nước thải ứ đọng trong thành. Nguồn nước ngầm nhiễm mặn khó có thể dùng sinh hoạt. Phía Bắc thành cổ Tràng An giáp sông Hà. Sông Hà thỉnh thoảng lại đổi dòng nên đô thành lúc nào cũng đối mặt với nguy cơ ngập lụt. Vì thế Dương Kiên đã suy nghĩ và quyết định xây dựng tân thành.
Bi mat phong thuy khien nha Tuy nhanh chong diet vong
 Bản đồ mô tả vị trí của nhà Tùy trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia.
Các thuật sĩ phong thủy đã tìm được hướng đi của long mạch và tìm thấy một long huyệt nằm ở nam Long Thủ Nguyên, cách thành Trường An khoảng 20 dặm về phía Đông Nam. Khu vực phía nam Long Thủ Nguyên được nối liền một dải với thành Hán Trường An (đô thành Trường An của nhà Tây Hán). Tùy Văn Đế Dương Kiên đã đích thân ngắm địa hình. Thế đất lệch từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa thế này là do dãy núi Tần Lĩnh đã bẻ hướng sang phía Tây Bắc ở Trường An tạo thành. Dòng hải lưu của sông Bá, sông Sản, sông Duật đều chịu ảnh hưởng của đặc điểm địa hình này. Từ Nam chí Bắc đi qua khu vực Đông Nam của Trường An chạy về hướng Tây Bắc rồi hòa vào sông Vị.
Những dòng hải lưu này đã chia cắt bình nguyên khu vực Trường An thành dẻo đất dài nhỏ hẹp chạy theo hướng Đông Nam và Tây Bắc. Nói một cách khác thì chỉ có khoảng bình nguyên ở giữa các dòng sông Sản, sông Bá, sông Duật là rộng nhất. Phía Đông Tây rộng khoảng 17 km, phía Nam Bắc dài khoảng 40 km. Long Thủ Nguyên làm đường danh giới hình thành nên hai khu vực tách biệt theo hai hướng Nam Bắc. Thành Hán Trường An chọn một mảnh bằng phẳng nhất có địa thế phía Bắc của Long Thủ Nguyên để xây đô thành. Một mảnh khác nằm ở Nam Long Thủ Nguyên chính là nơi Tùy Văn Đế đã chọn để xây tân thành.
Tháng 6 năm Bính Thân, tức năm thứ hai Tùy Văn Đế Dương Kiên lên ngôi (năm 582) thì chính thức khởi công xây dựng tân đô. Tân đô được xưng là Đại Hưng Thành (nay thuộc Thiểm Tây, Tây An). Liên quan đến tên Đại Hưng Thành có hai cách giải thích: Thứ nhất, do điện Thái Cực nằm ở thôn Đại Hưng nên dùng tên này đặt. Có cách giải thích khác rằng, Văn Đế đầu tiên được phong Đại Hưng vương cho nên đến khi ông ta đăng cơ thì tên huyện, cổng, vườn, đầm đều… dùng hai chữ Đại Hưng để đặt với ước muốn hưng thịnh mãi mãi.
Từ trên cao nhìn xuống thành Đại Hưng trông gần giống quẻ Càn trong Chu dịch. Việc xây dựng đô thành cũng được tiến hành theo hào từ trong Kinh Dịch. Chân thành Đại Hưng nằm ở phía Nam của thành cũ Hán Trường An. Địa thế rộng lớn bằng phẳng, có 6 gò đất chạy theo hướng Đông Tây. Nếu nhìn từ trên cao xuống toàn cảnh Tây An trông địa thế rất giống với lục hào (nét ngang trong Bát Quái) của thẻ Càn trong “Kinh dịch”. Quẻ Càn thuộc Dương xưng cửu. Từ trên xuống dưới, từ Nam chí Bắc sáu gò đất lần lượt là Cửu Nhất, Cửu Nhị, Cửu Tam, Cửu Tứ, Cửu Ngũ, Cửu Lục.
Cung thành và hoàng thành được phân biệt bởi khu đất thuộc cửu nhị và tam nhị, nằm ở vị trí cửu ngũ. Đối xứng hai bên Đông Tây được xây hai tự quan (chùa và đạo quán) với quy mô vô cùng hùng vĩ. Văn Đế hi vọng có thể dựa vào sức mạnh của thần Phật trấn áp đế vương chi khí nơi đây. Một địa thế phong thủy tuyệt đẹp đã được quy hoạch xong xuôi
Công trình xây dựng đầu tiên ở Đại Hưng Thành chính là cung thành rồi đến hoàng thành cuối cùng đến tường thành. Hoàng thành được nối thông với cung thành để tiện cho hoàng đế chỉ huy mọi hoạt động của triều đình. Cung thành và tường thành được phân riêng biệt, tách riêng hẳn quan và dân ở một khu riêng để đảm bảo an toàn cho bộ máy chính quyền.
Việc xây dựng Đại Hưng Thành với tốc độ rất nhanh. Tháng ba năm thứ hai đã cơ bản hoàn thành xong. Cùng trong tháng Tùy Văn đế đã chuyển vào ở tân đô. Từ khi xây dựng đến khi chuyển đến chỉ trong vòng có 10 tháng. Khi chuyển vào tân thành chỉ có tường thành vẫn chưa kịp xây xong. Các công trình như cung thành, hoàng thành, cung điện, nơi làm việc, thư phòng, nơi ở, lưỡng thị, tự quan, các kênh dẫn nước như Long Đầu, Thanh Minh, Vĩnh An phần lớn cũng đã hoàn thành. Do kế hoạch xây dựng tân thành đã hoàn thiện, tổ chức thi công có phương pháp, mặt khác tân thành có nhiều cung điện và khu làm việc, nơi ở là sử dụng lại của thành cũ Hán Tràng An nên rất nhanh.
Tuy Đại Hưng Thành tàng phong súc thủy, có thế hổ chầu rồng cuộn nhưng nhà Tùy đã nhanh chóng bị diệt vong. Các chuyên gia phong thủy đã chỉ ra rằng việc xây chùa, dựng đạo quán chưa đủ mà cần phải lập đền chùa riêng biệt để cúng tế thần sông, thần núi mới có thể vĩnh viễn tụ khí long hổ. Tuy các thuật sĩ phong thủy đã giúp Văn Đế Dương Kiên tìm được mảnh sơn thủy bảo địa, nhưng lại không chỉ cho Văn Đế cách giữ được long hổ khí. Khi Tùy Dương Đế Dương Quảng lên kế vị lại không biết coi trọng phong thủy. Việc xây dựng hành cung và các khu vui chơi giải trí đều làm theo cách nghĩ và sở thích của bản thân. Kết quả là nhà Tùy nhanh chóng diệt vong khiến cho người ta cảm thấy rất đáng tiếc.
Tuyết Mai (theo Sina)

Bình luận(0)