Cuộc sống lập dị của thiên tài yêu màu hồng

Google News

Tên tuổi của nhà khoa học thiên tài này được nhắc đến không chỉ vì những phát minh vĩ đại cho lịch sử nhân loại mà còn bởi những nét tính cách quái dị chẳng giống ai.

Vươn lên từ nghịch cảnh
Oliver Heaviside (18/5/1850 – 3/2/1925) sinh trưởng trong một gia đình lao động nghèo tại Camden Town – nơi sinh sống của những người thuộc tầng lớp thấp ở London (Anh), phần đông trong số đó là tội phạm.
Là con út trong gia đình có 4 người con trai, không chỉ trải qua một tuổi thơ đầy khó nhọc tại khu ổ chuột này, cậu bé Oliver còn mắc chứng ban đỏ ảnh hưởng đến khả năng nghe, khiến cậu trở thành đứa trẻ gần như bị khiếm thính hoàn toàn. Dẫu vậy, Oliver vẫn học rất giỏi.
Năm 16 tuổi, nhà khoa học thiên tài Oliver rời trường học vì kinh tế gia đình thiếu thốn và vì những hạn chế nhất định về mặt xã hội khi là người khiếm thính.
Tuy nhiên, rời khỏi trường học không có nghĩa là cậu bỏ học. Với sự hướng dẫn của người chú nổi tiếng Charles Wheatstone, vốn là nhà đồng phát minh ra điện báo, Heaviside đã học tiếng Đức, tiếng Đan Mạch cũng như các môn điện báo và điện cho đến khi 18 tuổi.
Trong quá trình giảng dạy, Charles Wheatstone thực sự thích thú trước sự thông minh và khả năng tiếp thu nhanh nhạy của cháu trai mình.
Sau đó, Oliver làm việc tại Công ty Đại Bắc của Đan Mạch. Với tài năng của mình, cậu dần trở thành người điều hành chính ở đây.
Cứ thế, với niềm đam mê dành cho vật lý, Oliver vừa làm việc vừa thực hiện các nghiên cứu. Khi mới 21 tuổi, Oliver đã xuất bản một số nghiên cứu liên quan đến các mạch điện và điện báo. Năm 1874, khi 24 tuổi, Oliver nghỉ việc, trở về nhà ở London tự nghiên cứu.
Oliver Heaviside không chỉ là người đã phát triển các kỹ thuật toán học phức tạp để phân tích mạch điện và giải phương trình vi phân mà còn là người trình bày lại phương trình trường Maxwell về điện. Bên cạnh đó, ông cũng có công xây dựng cách phân tích tính vector.
Cuoc song lap di cua thien tai khong vo con, yeu mau hong
Thiên tài vật lý, toán học Oliver Heaviside. 
Ông sống độc thân và trọn đời cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Với những đóng góp to lớn về toán học và vật lý, Hội Hoàng gia Anh năm 1891 công nhận ông là ủy viên. Năm 1905, Đại học Gottingen (Đức) trao cho ông bằng tiến sĩ danh dự. Năm 1922, Oliver Heaviside trở thành người đầu tiên được nhận Huân chương Faraday (Huân chương mang tên nhà vật lý hóa học nổi tiếng Michael Faraday).
MỜI QUÝ ĐỘC GIẢ XEM VIDEO: Thần đồng 5 tuổi có tài ngoại cảm đáng kinh ngạc
Thiên tài “siêu lập dị”
Tài giỏi nhưng thiên tài này lại được bạn bè đặt cho biệt danh “người kỳ cục nhất”, xuất phát từ những sở thích, tính cách rất quái dị của ông.
Oliver Heaviside mắc chứng hypergraphia, một căn bệnh ở não khiến người ta ham viết lách quá độ. Ông rất thích mặc bộ kimono hồng và sơn móng tay cũng bằng màu hồng lòe loẹt - hành động quá sức điên rồ ở những năm 1920.
Có lần, Oliver còn tháo tất cả mọi đồ đạc trong nhà ra ngoài đường, thay thế bằng những khối đá granite đủ kích thước và hình thù kỳ dị. Thậm chí, trong vài ngày, ông chỉ uống sữa để tồn tại.
Những năm tháng cuối đời, ông sống một mình ở Lower Warberry (Torquay) trong cảnh đói nghèo, túng quẫn, sức khỏe rất kém. Cuối năm 1924, ông ngã cầu thang. Tuy nhiên, dù chết ông không chịu để bác sĩ chữa trị. Tháng 1/1925, bạn bè ông gọi cảnh sát vì họ gọi cửa nhưng không thấy ông ra mở. Vào nhà, mọi người thấy ông bất tỉnh trên giường.
Ngày 3/2/1925, ông qua đời, hưởng thọ 75 tuổi. Sau khi Oliver qua đời, người ta còn tìm thấy một số tài liệu nghiên cứu về các công trình quan trọng mà ông chưa từng công bố.
Theo Huyền Anh/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)