Tác dụng của cây cơm cháy

Google News

(Kiến Thức) - Cây cơm cháy còn có nhiều tên gọi khác như là cây sóc địch, cây thuốc mọi, tiếp cốt thảo... Cây mọc hoang ở miền núi, ven suối, bờ khe. 

Hỏi: Cây cơm cháy là cây gì? Cây này thường được trồng ở đâu và có tác dụng gì? - Lê Vũ Hoàng (Hà Nội).
 Cây cơm cháy.
Lương y Vũ Văn Sử, Hội Y học Cổ truyền Việt Nam: Cây cơm cháy còn có nhiều tên gọi khác như là cây sóc địch, cây thuốc mọi, tiếp cốt thảo... Cây mọc hoang ở miền núi, ven suối, bờ khe. Đây là cây thân xốp sống nhiều năm, cao tới 3m, lá mềm, mọc đối, hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm. Cây có thể được thu hái vào mùa hè thu, rửa sạch để dùng tươi hay phơi khô dùng dần. 
Trong các bài thuốc dân gian, cây cơm cháy với vị chua, tính ấm, được sử dụng trừ phong thấp, đau nhức, bong gân, gãy xương, hoạt huyết tán ứ, kiết lỵ, hoàng đản, viêm khí quản mạn, phong chẩn, mụn nhọt lở loét, ngã chấn thương... Lá cây cơm cháy còn được dùng để nấu nước tắm cho sản phụ.
PV (ghi)

Bình luận(0)