Người Mỹ đang lo sợ thái quá với Ebola?

Google News

(Kiến Thức) - Trong một cuộc khảo sát gần đây, có đến 2/3 người Mỹ thừa nhận lo sợ trước tình hình Ebola đã lây lan sang nước này.

Theo đó, đa số người Mỹ ủng hộ việc giới hạn nhập cảnh vào Hoa Kỳ đối với người dân đến từ các nước Tây Phi. Mức độ lo lắng của người Mỹ theo khảo sát này ngang bằng nỗi sợ nhiễm cúm gia cầm vào năm 2006, và vượt qua dịch SARS hồi năm 2003.
Từ đầu tháng tới nay, đã có 75 người làm nhiệm vụ tẩy rửa tại các sân bay bỏ việc do lo ngại nguy cơ tiếp xúc với vi rút chết người này.
Ngay cả Lầu Năm góc (tức Bộ Quốc phòng) cũng dính vào cơn hoảng loạn Ebola này. Ngày 17/10/2014 là một ngày “The Longest Day” của Lầu Năm góc sau khi một phụ nữ đổ bệnh và nôn mửa tại bãi đậu xe của Lầu Năm góc ở bang Virginia. Điều khiến người la nghĩ ngay tới Ebola là chị Terry Thames, một phụ nữ da đen làm cho một hãng vận động ở Washington DC, vừa đi Tây Phi về. Vậy mà nhà chức trách đã huy động lực lượng chuyên trách tới, phong tỏa hiện trường và tạm cách ly số thành viên quân sự đang chuẩn bị đi dự buổi lễ thăng cấp của một viên tướng Thủy quân lục chiến tại thủ đô Washington DC.
 Người Mỹ thứ 2 bị nhiễm Ebola.
Thames được đưa tới bộ phận cách ly của bệnh viện Inova Fairfax ở Hạt Fairfax. Một chiếc lều cách ly lớn đã được dựng trước bệnh viện. Cảnh sát đã phong tỏa cổng vào số 2 của Lâu Năm góc và nguyên bãi đậu xe khổng lồ này. Nhân viên y tế đã tiến hành thanh trùng khu vực. Mãi tới chiều, nhà chức trách mới ra thông báo Thames không phải nôn mửa do nhiễm Ebola.
Hãng tin Mỹ AP (18/10) cho biết trong những ngày qua đã có hàng trăm trường hợp tình nghi Ebola, nhưng đều là báo động giả. Hầu như hễ thấy người da đen nào nôn mửa là có người lại cấp báo tình nghi Ebola. Cũng đã xảy ra một vài trường hợp báo động Ebola do đùa giỡn. Đó là một hành động dại dột vì ở Mỹ lúc này, việc cố ý đùa gây hoảng sợ về Ebola được coi như hành động khủng bố.
Trong một động thái kỳ lạ khác, các phụ huynh đã kéo những đứa trẻ ra khỏi trường học tại Mississippi vì lo ngại Hiệu trường của trường này đã đến thăm Zambia trong thời gian gần đây (mặc dù Zambia cách 3.000 dặm so với Tâm dịch Tây Phi đang bị ảnh hưởng bởi Ebola).
Trước đó, một chuyến bay cũng của hãng American Airlines đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống thành phố Midland (Texas) sau khi một hành khách bị nôn mửa trên máy bay. Mặc dù các quan chức y tế nhanh chóng bác bỏ nguyên nhân bệnh của hành khách đó là do Ebola, nhưng nhân viên y tế đã có mặt tại chỗ để trao đổi về Ebola với số hành khách còn lại.
Phản ứng sợ hãi khiến du khách hủy vé máy bay, hủy kế hoạch du lịch ở Tây Phi – nơi là tâm dịch Ebola. Các doanh nhân cũng sẽ ngán ngại khi tới đây làm ăn. Hàng loạt quyết định đầu tư sẽ bị đảo ngược, các biên giới bị đóng cửa, hoạt động giao thương đình trệ. Những điều này sẽ nhân lên gấp bội thiệt hại kinh tế mà đại dịch Ebola gây ra.
Tuần trước, Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng ngoài việc gây thiệt hại lớn về kinh tế cho 3 quốc gia bùng dịch là Sierra Leone, Liberia và Guinea (2 nước sau được dự báo giảm nửa tăng trưởng GDP), khu vực Tây Phi có thể chịu thiệt hại kinh tế tới 32 tỷ USD vì Ebola. Thiệt hại sẽ tăng lên tới 40 tỷ USD nếu dịch bệnh lan sang Nigeria, Bờ Biển Ngà và Senegal.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra lời phát biểu nhằm trấn an tình hình và "chống kích động sợ hãi" đối với chủng vi rút này, đồng thời ông này cũng chưa có động thái nào về việc cấm du lịch đến hoặc từ châu Phi.

Ngọc Anh

Bình luận(2)

Minh Hiền

Luân

Sợ thế là đúng, đại dịch cơ mà. sợ thì mới tránh được!

Minh Hiền

Mai Chi

Họ cần bình tĩnh, đâu phải cứ rối lên là giải quyết được đâu