Trị bệnh nhược cơ bằng 3 bài tập đơn giản, hiệu quả

Google News

Sự lão hóa thường bắt đầu xuất hiện xung quanh độ tuổi 30 và rõ rệt nhất là hiện tượng giảm, mất các khối cơ dẫn đến giảm sức mạnh...

- Sự lão hóa thường bắt đầu xuất hiện xung quanh độ tuổi 30 và rõ rệt nhất là hiện tượng giảm, mất các khối cơ dẫn đến giảm sức mạnh, căn bệnh này có tên gọi là "sarcopenia" hay là bệnh nhược cơ.
 
 
Trong vòng 20 năm qua, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng của hoạt động thể lực với sức khoẻ ở người cao tuổi, nhất là những bài tập đối kháng sẽ là cách hiệu quả để ngăn ngừa cũng như góp phần điều trị bệnh nhược cơ, tăng sức bền, tăng khối lượng xương cũng như khả năng điều khiển, thăng bằng cơ thể, cải thiện tính linh hoạt, giảm nguy cơ ngã và gãy xương...

Đối với người có bệnh tim mạch, cần chú ý về cường độ khi hoạt động thể lực. Việc tập luyện nên được thực hiện 2 - 3 lần một tuần, mỗi lần ít nhất 20 phút. Các bài tập tăng cường sức mạnh nên tập trung vào các nhóm cơ chính của cơ thể, cả nhóm cơ trên và chi dưới, thực hiện 1 - 2 lần một tuần. Các loại hình vận động bao gồm tập thể dục nhịp điệu, đi bộ nhanh, khiêu vũ, bơi lội, chạy bộ, đi xe đạp. Dưới đây là một số động tác tập giúp tăng cường sức mạnh của cơ


1. Đứng thẳng với chân rộng ngang vai và đặt bóng ở vị trí giữa 2 mũi chân. Hạ thấp người nhất có thể (đầu gối phía sau mũi chân) và chạm tay vào bóng ở trên sàn. Từ từ nâng bóng lên, đồng thời nâng thẳng người lên cho tới khi nâng bóng lên thẳng trên đầu và tay giữ ở tư thế thẳng, chú ý không lấy đà.

2. Đứng thẳng, tay nắm lấy tạ với mức trọng lượng trung bình ở trên vai. Bước 1 chân lên phía trước (đùi vuông góc với cẳng chân, đầu gối chân trước ở vị trí sau mũi chân trước). Đầu gối chân sau chạm sàn. Tạo lực đẩy, đứng dậy động thời đẩy tạ lên trên đầu. Đổi chân đối diện để thực hiện lại động tác.

 3. Đứng với hai chân dang rộng, mũi chân hơi rộng, giữ trọng lượng ở mức ngang ngực. Khuỵu đầu gối phải (giữ đầu gối ở phía sau mũi chân) và chạm vào quả tạ đặt dưới sàn trong khi giữ thân hướng ra phía trước, dịch chuyển trọng lượng sang phải đồng thời nhấc bóng dịch chuyển sang bên phải. Dịch chuyển một cách từ từ và không lấy đà.

TS Jan Lexell (Đại học Lund, Thụy Điển)
TS Nguyễn Thị Thanh Hương (trường Đại học Y Hà Nội)

[links()]

Bình luận(0)