Kỳ thú khám phá rừng phong đỏ ở “thành phố sương mù”

Google News

(Kiến Thức) - Không cần đến châu Âu xa xôi, giờ đây, ngay ở Đà Lạt, người ta đã phát hiện ra những quần thể phong đỏ kỳ thú khiến du khách ngây ngất.

Khi tiết trời cao nguyên chuyển lạnh đem theo những cơn gió mùa thổi về từ phía Bắc xa xôi, giữa rừng già tự nhiên ở Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) nổi bật lên màu đỏ tươi của một loài cây chỉ có ở xứ ôn đới, đó là cây phong đỏ.
Ky thu kham pha rung phong do o “thanh pho suong mu”
“Tuấn còi”, người phát hiện rừng phong đỏ ở Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 
Không biết loài cây này xuất hiện ở Đà Lạt từ khi nào, chỉ biết rằng bao nhiêu năm qua nó vẫn bí ẩn sống trong rừng sâu mà chẳng ai phát hiện. Cách đây hơn một năm, “Tuấn còi” - biệt danh của anh Ngô Anh Tuấn (37 tuổi), người thích sống trong rừng hơn ngoài phố phường - đã bất ngờ phát hiện ra quần thể phong đỏ ở vùng rừng núi sâu của hồ Tuyền Lâm. Những bức hình chụp về quần thể phong đỏ này được anh Tuấn đưa lên mạng đã thực sự tạo nên cơn “sốt”. Dân phượt khắp nơi đổ về Đà Lạt săn tìm địa điểm có quần thể cây phong đỏ này.
Ky thu kham pha rung phong do o “thanh pho suong mu”-Hinh-2
Rừng phong lá đỏ ở vùng rừng núi sâu hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Chẳng chút giấu giếm, không những sẵn sàng chỉ đường cho khách, Tuấn “còi” mở tour làm người dẫn đường cho du khách tới thăm quan, mục sở thị loài cây đặc biệt này nhân dịp mùa phong thay lá.
Phong lá đỏ Đà Lạt bắt đầu chuyển màu, thay lá từ tháng 10 hằng năm, kéo dài tới đầu mùa xuân năm sau. Những búp lá non cũng mang màu đỏ tươi, nổi bật giữa cánh rừng già.
Ky thu kham pha rung phong do o “thanh pho suong mu”-Hinh-3
Phong lá đỏ rực rỡ giữa núi rừng Đà Lạt. 
“Đó là một ngày trời nắng đẹp cuối tháng 10/2015, tôi một mình lang thang trong khu rừng nguyên sinh cuối Khu du lịch hồ Tuyền Lâm thì bất ngờ phát hiện ra một loại cây có lá màu đỏ từ phía xa xa, nổi bật lên nền xanh của núi rừng”, người phát hiện cây phong đỏ kể lại.
Tò mò, Tuấn “còi” băng qua một thung lũng, tìm tới tận gốc những cây có lá kỳ lạ này, chợt nhận ra đây là những cây phong đỏ, một loại cây rất hiếm khi xuất hiện ở nước ta. Từ trước tới nay, loài cây thường có ở trời Tây, người dân Việt Nam chỉ được nhìn thấy qua những tấm ảnh, clip được trên phim ảnh, mạng internet.
Ky thu kham pha rung phong do o “thanh pho suong mu”-Hinh-4
Phong lá đỏ đang mùa chuyển lá.
Anh Ngô Anh Tuấn cho biết thêm, ngay khi anh đưa những tấm hình chụp được quần thể lá phong đỏ lên Facebook, lập tức các tấm hình này được dân mạng chia sẻ nhanh đến chóng mặt. Chưa đầy một tiếng đồng hồ đã có hàng nghìn lượt chia sẻ, hàng chục nghìn lượt yêu thích. Cũng trong khoảng thời gian này, hầu như điện thoại của anh không được nghỉ vì mọi người gọi điện hỏi thông tin.
“Rất nhiều người bình luận nói những tấm hình này là chụp ở nước ngoài, họ khẳng định Việt Nam không hề có phong đỏ. Nhiều cuộc điện thoại gọi đến có ý chỉ trích tôi vì họ cho rằng tôi đưa lên “câu like””, anh Tuấn kể lại.
Bây giờ, quần thể cây phong đỏ này đã trở thành điểm du lịch lý tưởng, nhất là với những người ưa phám khá bí ẩn của thiên nhiên. Từ khu du lịch đường hầm đất sét Đà Lạt ở cuối hồ Tuyền Lâm, người đi dùng thuyền kayak để chèo, mất khoảng 1 giờ đồng hồ thì du khách tới được khu quần thể phong đang mùa chuyển lá.
Ky thu kham pha rung phong do o “thanh pho suong mu”-Hinh-5
 Giờ đây, quần thể cây phong đỏ đã trở thành điểm du lịch lý tưởng.
Không như phần lớn các loại cây khác, khi thay lá, phong thường bắt đầu từ những lá già, khô và rụng. Phong thay lá thì đồng loạt chuyển từ xanh sang vàng, sang đỏ rồi kéo theo nhau rụng sau những cơn gió nhè nhẹ. Khi lìa cành, lá phong vẫn giữ được màu đỏ, vàng tươi rói, nổi bật lên giữa màu xanh của cây lá rừng già trông đẹp như ở chốn bồng lai, tiên cảnh.
Ở hồ Tuyền Lâm Đà Lạt, ước tính có khoảng 50 cây phong lá đỏ, nằm rải rác xen lẫn với những cây cổ thụ. Cây phong có chiều cao trung bình từ 5-15m, đường kính cây lớn nhất đạt 60cm. Màu vàng, đỏ của lá phong nổi bật qua màu xanh của núi rừng Tuyền Lâm gây không ít tò mò cho du khách.
Ky thu kham pha rung phong do o “thanh pho suong mu”-Hinh-6
Ngay sau khi hai quần thể phong đỏ được công bố, hàng nghìn người đã tìm đến chiêm ngưỡng loài cây này. 
Cũng vào cuối năm 2015, cách Đà Lạt khoảng 50km, ở Vườn quốc gia Bidoup - Búi Bà (tỉnh Lâm Đồng), những cây phong đỏ cũng đã được một nhóm du khách đi phượt tìm thấy. Phong lá đỏ ở đây lớn hơn ở hồ Tuyền Lâm nhưng lại sống không tập trung thành một quần thể. Có những cây phong cổ thụ chiều cao tới 20m, trên cây có nhiều phong lan, rêu… sống cộng sinh, tạo nên nét độc đáo, hoang dã mà hiếm nơi nào có được.
Ky thu kham pha rung phong do o “thanh pho suong mu”-Hinh-7
 Giữa đô thị Đà Lạt - thành phố sương mù - người ta vẫn có thể ngắm lá phong đỏ, loài cây vốn chỉ có ở trời Tây.
Ngay sau khi hai quần thể phong đỏ được công bố, hàng nghìn người đã tìm đến chiêm ngưỡng loài cây này. Không ít người dân Đà Lạt đã vào đây nhổ những cây phong đỏ nhỏ về trồng trong khuôn viên của gia đình hoặc nhà hàng, quán cà phê... Họ kỳ vọng, trong vài năm nữa, du khách tới Đà Lạt không còn phải cất công tới điểm cuối cùng của Khu du lịch hồ Tuyền Lâm hoặc Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà mà ở giữa đô thị Đà Lạt - thành phố sương mù - người ta vẫn có thể ha hể ngắm lá phong đỏ, loài cây vốn chỉ có ở trời Tây.
Vũ Sơn

>> xem thêm

Bình luận(0)