“Thánh Mẫu” tự phong ở Hải Dương và sự cuồng tín của vạn người

Google News

(Kiến Thức) - Ở Hải Dương bỗng nhiên có người phụ nữ tự nhận mình là “Thánh Mẫu”. Hàng vạn người đã bị sự bịp bợm này lừa dối trong suốt thời gian dài qua.

Buôn hàng xén thành “Thánh mẫu” tự phong
Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian thuần Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ có lịch sử lâu đời, có nguồn gốc từ thời tiền sử khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên được kết hợp trong khái niệm Thánh Mẫu (nữ thần Mẹ). Sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu thành tín ngưỡng Tam phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ), Tứ phủ (ba phủ trên có thêm Địa phủ). Đến thế kỷ XVI, trên cơ sở tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ, với sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một tôn giáo bản địa sơ khai được hình thành. Sự đặc biệt trong tín ngưỡng thờ Mẫu với giá trị cốt lõi là Tâm. Mẫu dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước. Ngoài ra, tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn - một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt. Với nhiều ý nghĩa và giá trị văn hóa, lịch sử, “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2016.
“Thanh Mau
 Hàng năm, cứ đến ngày rằm tháng giêng, vạn người lại đổ về Phủ Mẫu The của bà Đoàn Thị The.
Khác với tín ngưỡng thờ Mẫu thờ các thần linh thiên nhiên của người Việt, tại Hải Dương, có một người trần mắt thịt tự lập Phủ và phong mình thành “Thánh Mẫu”, dù cơ sở thờ tự của người phụ nữ này không được một cơ quan chức năng nào công nhận. Đó là bà Đoàn Thị The (SN 1956, trú tại làng Vũ Xá, phường Ái Quốc, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương, trước năm 2008, xã Ái Quốc thuộc huyện Nam Sách, sau đó được sáp nhập về TP Hải Dương). Bà Đoàn Thị The với Phủ Mẫu The đồ sộ, hoành tráng và quái dị từ lâu không còn xa lạ với người dân Hải Dương, thậm chí người dân cả nước. Bởi suốt từ nhiều năm qua, báo chí đã có hàng trăm bài viết lật giở về bà “Thánh Mẫu” tự phong Đoàn Thị The cùng biệt phủ của bà. Nhưng điều lạ lùng và khó hiểu, báo chí càng phanh phui, Phủ của bà càng đông khách và cơ ngơi của bà The ngày càng đồ sộ, hoành tráng hơn.
“Thanh Mau
 Hàng nghìn người quỳ lạy ngồi kín lối đi, khuôn viên của phủ này.
“Thanh Mau
 
Những câu hỏi được đặt ra: “Bà Đoàn Thị The là ai mà tự xưng mình là “Thánh Mẫu”? Và bà Đoàn Thị The có khả năng cứu độ chúng sinh thật hay chỉ là chiêu trò tung hô buôn thần bán thánh, lợi dụng niềm tin của người dân để trục lợi?
Để trả lời những câu hỏi trên, PV Kiến Thức đã dày công thu thập tài liệu và lấy ý kiến từ các cơ quan chức năng. Theo tài liệu từ UBND TP Hải Dương cung cấp, bà Đoàn Thị The trước năm 1987, khi chưa lấy chồng vốn là một cô gái đam mê văn nghệ và từng tham gia đội văn nghệ của xã Ái Quốc và thôn Vũ Xá. Từ năm 1987 đến năm 1990, người phụ nữ này bán hàng xén tại chợ Mét và ga Tiền Trung. Trong thời gian này, bà Đoàn Thị The có đi lễ ở một số đền chùa của tỉnh và trong nước như Côn Sơn – Kiếp Bạc, Yên Tử (Quảng Ninh)... Những tưởng đi lễ xong bà sẽ tu tâm tích đức, nào ngờ cuối năm 1991, bà The bắt đầu hoạt động đồng bóng trái phép tại gia đình. Đến năm 1996, bà The tiến hành sửa chữa nhà cửa, lập các ban thờ, đặt tượng trái phép. Năm 1998, bà The bỗng mặc Long bào, tự xưng “Thánh Mẫu”, mọi người đến lễ cơ sở bà đều là con.
Nói về “Thánh Mẫu tự phong” Đoàn Thị The, Ông Vũ Trường Sơn, Trưởng phòng Quản lý di sản, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Hải Dương phải thốt lên rằng: “Tôi cũng không hiểu bà The thờ tự cái gì nữa. Bà ấy hơi khác người. Nơi thờ tự của bà The không được cơ quan nào công nhận. Đây không phải là cơ sở tín ngưỡng được cho phép”.
Khơi nguồn sự cuồng tín của hàng vạn người
Theo những tài liệu của các cơ quan chức năng TP Hải Dương và qua nhiều người dân ngay tại làng Vũ Xá cho biết, “Thánh Mẫu” Đoàn Thị The thực chất chỉ là người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác. Nhưng sự cuồng tín của nhiều người dân ở các địa phương khác trên cả nước khi thiếu thông tin đã biến người phụ nữ tự xưng “Thánh Mẫu” thành thánh mẫu trong lòng của họ. Dù bản thân họ thực chất cũng không hề biết “Thánh Mẫu” Đoàn Thị The có khả năng gì và khả năng ấy giúp ích được gì cho cuộc sống của họ. Nhưng niềm tin cuồng tín đã dẫn lối đưa đường để hàng chục nghìn người đổ về Phủ Mẫu The diện kiến “Thánh Mẫu” trong các ngày rằm tháng giêng (lễ dâng sao giải hạn), ngày 13/3 âm lịch (Lễ mẫu giáng trần)...
Để tìm hiểu “quyền năng” của người phụ nữ tự phong “thánh sống” và sự cuồng tín của nhiều người vào người phụ nữ này, ngày rằm tháng giêng năm Đinh Dậu 2017, PV Kiến Thức đã có mặt tại Phủ Mẫu The. Hàng nghìn người từ khắp các tỉnh thành trên cả nước đã tụ tập về đây từ rất sớm với đủ thành phần, từ những người nông dân áo vải đến những người đi ô tô, mặc comple sang trọng, từ những cụ già đến những em nhỏ, từ đàn bà cho đến đàn ông. Họ đến từ các tỉnh khác nhau, có hoàn cảnh khác nhau nhưng có một điểm chung là họ về đây vì cuồng tín, vì tin vào khả năng cứu độ chúng sinh của “mẫu” The.
Khắp đường đi lối lại trong khuôn viên, khắp các điểm thờ tự tại Phủ Mẫu, dòng người đông như nêm cối, quỳ lạy nghe “mẫu” The làm lễ qua hệ thống loa được giăng khắp không gian phủ Mẫu cũng đủ để hiểu được sự cuồng tín và niềm tin ảo vào vị “thánh sống” trong họ lớn lao như thế nào. Thậm chí trong số họ, chưa một ai trả lời được câu hỏi “Bà Đoàn Thị The là ai mà tự xưng mình là “mẫu thiên hạ”? Và bà The có khả năng cứu độ chúng sinh thật hay chỉ là chiêu trò tung hô buôn thần bán thánh, lợi dụng niềm tin của người dân để trục lợi?
“Thanh Mau
 Nói là sự cuồng tín không phải không có cơ sở khi cơ sở thờ tự của bà The trái phép, bà The chỉ là người trần mắt thịt.
“Thanh Mau
 Hàng nghìn mâm cơm được thết khách.
Có một điều, số lượng khách đến cơ sở thờ tự trái phép của bà Đoàn Thị The càng đông thì cơ ngơi của phủ ngày càng đồ sộ. Ngoài những cơ ngơi hoành tráng như tòa tháp Thiện, tòa Thiên thánh cao 20 tầng, chọc thẳng lên trời, cùng hơn 20 điện thờ lớn nhỏ sơn son thếp vàng được bà The tự gắn các biểu tượng thờ như “Quốc Tổ Vua Hùng”, “Quốc Phụ Lạc Long Quân”, “Quốc Mẫu Âu Cơ”… năm nay, Phủ Mẫu còn có cả khu tượng các dân tộc Việt Nam và nhiều linh vật kỳ quái.
Bên cạnh đó, trên phần đất vườn ao, bà The còn xây dựng các công trình như cầu, đường đi, nhà ăn, nhà khách, nhà ở kiên cố, đắp tượng... Tất cả được xây dựng trên diện tích đất khoảng hơn 26.281m2. Đáng chú ý, theo tài liệu của cơ quan chức năng, trong đó chỉ có 3679,5m2 là đất được nhà nước cấp cho ông Hoàng Văn Sự (chồng bà The) và bà Đoàn Thị The, và diện tích đất mà bà The nhận chuyển nhượng lại của các hộ dân xung quanh. Số còn lại là 13.762m2 đất nông nghiệp và diện tích đất vườn ao tại khu vực liền kề là 12.520m2.
Mấy ai biết rằng, từ một người buôn bán hàng xén nhỏ lẻ với kinh tế eo hẹp ,sau thời gian mở phủ, bà The được biết đến là người có tài sản lớn nhất xã Ái Quốc, thậm chí tỉnh Hải Dương. Trong giới đồng cốt cả nước, chắc chắn “Mẫu” The cũng là người sở hữu tài sản lớn nhất.
Nói như một chuyên gia văn hóa: “Sở dĩ nhiều người đổ về phủ “Mẫu The” như vậy có lẽ là do bà ta đã tạo được niềm tin cho họ, từ niềm tin thái quá sinh ra cuồng tín. Con người là sản phẩm của xã hội nên mọi suy nghĩ, hành động của con người đều phản ánh xã hội mà họ sống ra sao. Hiện tượng cuồng tín ở người dân đã phần nào thể hiện niềm tin trong xã hội đang mất dần đi. Khi lúng túng không biết bấu víu vào đâu thì họ nghĩ đến tôn giáo và ở đây thánh thần đã trở thành cứu cánh cho họ. Mà thánh thần hay những gì liên quan đến tâm linh thì không thể nhìn, không thể chạm vào được. Bởi “quyền lực siêu nhiên” thường có thể giải quyết tất cả những vướng mắc của chúng dân. Đối với người trần mắt thịt thì càng mơ hồ huyền ảo, họ càng tin, khi càng tin thì càng… cuồng tín”.
(Còn nữa...)
Hải Ninh

>> xem thêm

Bình luận(0)