Hà Nội lên tiếng vụ thạc sĩ ở Pháp thi trượt công chức

Google News

(Kiến Thức) - “Người học thạc sĩ ở Pháp thi không đỗ công chức ở Thủ đô là chuyện bình thường”, ông Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT HN nói.

Liên quan đến thạc sĩ học ở Pháp thi trượt công chức Hà Nội gây xôn xao dư luận mấy ngày qua, trao đổi với báo chí, lãnh đạo Sở GĐ & ĐT Hà Nội cho rằng đây là chuyện hoàn toàn bình thường.
Ông Nguyễn Quang Tuấn, trả lời báo chí về việc thạc sĩ ở Pháp thi trượt công chức Thủ đô.
ông Nguyễn Quang Tuấn – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT Hà Nội, đại diện Sở cho biết: “Tôi lấy làm tiếc khi một vị thạc sĩ ở Pháp đã trượt trong kỳ thi vừa qua”.
Lý do tại sao thạc sĩ ở Pháp vẫn trượt công chức của Thủ đô, ông Tuấn giải thích: “Quá trình thi tuyển công chức, bằng thạc sĩ, tiến sĩ không được ưu tiên mà chỉ để xét bậc lương, nếu đỗ”.
Theo ông Tuấn thì thầy Đặng Minh Tuấn là thạc sĩ chứ không phải phải tiến sĩ như báo chí đã nêu. Thầy Tuấn đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi Toán học, Vật lý. Cụ thể là Giải nhì quốc gia môn Vật Lý, sinh viên Khối Cử nhân Khoa học Tài năng khóa 3 của ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội, nhận học bổng của Đại học ĐH Paris XI, Thạc sĩ tại ĐH Lyon I và thực tập tại Trung tâm năng lượng nguyên tử Châu Âu...
Trong 2 năm giảng dạy hợp đồng tại trường Hà Nội Amsterdam (Hà Nội), thầy Tuấn đã dẫn dắt các học sinh đạt nhiều giải thưởng. Cụ thể là đội tuyển Việt Nam tham gia kỳ thi quốc tế về Toán học bằng Tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông tại Hàn Quốc năm 2014, đạt 4 HCV, 4 HCB và 8 HCĐ. Còn trước đó, vào năm 2013, các học sinh của thầy giáo này cũng đoạt 1 HCV, 5 HCB tại cuộc thi tương tự.
Việc thầy Tuấn thi trượt khiến nhiều người tiếc nuối, gây xôn xao dư luận. Về vấn đề này, ông Tuấn trấn an: “Việc thi tuyển năm nay khá khó khăn vì tỷ lệ chọi là 1/10 (lấy 264 người trên tổng số 2.630 ứng viên). Người học thạc sĩ ở Pháp thi không đỗ là bình thường”.
Theo ông Tuấn,  để đảm bảo chất lượng giáo viên, việc tuyển nhân sự chỉ đặc cách với thủ khoa tốt nghiệp hệ chính quy các trường ĐH, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội, được UBND thành phố cấp bằng khen.
Các thí sinh còn lại xét tuyển theo Nghị định 29 của Chính phủ năm 2012 dựa vào bảng điểm và sát hạch chuyên môn. Riêng với trường chuyên Hà Nội Amsterdam, ứng viên phải làm một bài thi nâng cao nữa. Sở GD&ĐT Hà Nội sau đó xét đỗ hay trượt theo điểm lấy từ cao xuống thấp.
Tiến Dũng

Bình luận(2)

Minh Hiền

Ngọc Phụng

Đặng Minh Tuấn từng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi Toán học, Vật lý như: Giải nhì quốc gia môn Vật Lý; sinh viên Khối Cử nhân Khoa học Tài năng khóa 3 của ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội; nhận học bổng của Đại học ĐH Paris XI; Thạc sĩ tại ĐH Lyon I và thực tập tại Trung tâm năng lượng nguyên tử Châu Âu... Trong 2 năm giảng dạy hợp đồng tại trường Hà Nội Amsterdam (Hà Nội), thầy Tuấn đã dẫn dắt các học sinh đạt nhiều giải thưởng như: đội tuyển Việt Nam tham gia kỳ thi quốc tế về Toán học bằng Tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông tại Hàn Quốc năm 2014, đạt 4 HCV, 4 HCB và 8 HCĐ. Năm 2013, các học sinh của thầy giáo này cũng đoạt 1 HCV, 5 HCB tại cuộc thi tương tự. Sở GD Hà Nội nói bình thường, chắc các bác này không được bình thường. Còn vụ các thủ khoa trượt công chức là chuyện bình thường đúng và chấp nhận, các bạn có biết cách đây 2 năm thủ khoa đại học Hoa sen thi đầu vào đại học có 12 điểm, nhiều thủ thủ khoa các trường địa phương không đủ điểm chuẩn để học các trường tốp giữa như kinh tế, Ngân hàng...

Minh Hiền

nguyen

Hiện nay đang phổ biến tình trạng thi chỉ là hợp thức hóa hồ sơ và quyết định của thủ trưởng đơn vị mà thôi. Cuộc thi trung thực hay không phụ thuộc hoàn toàn vào lãnh đạo cả . Ngoài ra cũng cần xem lại năng lực trình độ của giám khảo vì không ít trường hợp người phỏng vấn dốt hơn người đi thi đấy. Trong trường hợp sở GDĐT HN: không biết có mấy vị có bằng Thạc sĩ, tiến sĩ nhỉ ? tôi tin là có nhiều vị có 1 đống bằng tại chức đấy. Thật ngán ngẩm nên ai trượt cũng đừng buồn.