Vì sao Nga mất quá nhiều tướng giỏi tại chiến trường Syria?

Google News

Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Quân đội Nga mất một sĩ quan cấp tướng ngay trên chiến trường, nhưng đằng sau cái chết của Trung tướng Valery Asapov là gì?

Cái chết của Trung tướng Valery Asapov là tổn thất đầu tiên trong hàng ngũ các sĩ quan cao cấp (cấp tướng) của quân đội Nga và thậm chí là quân đội Xô Viết kể từ sau chiến tranh ở Afghanistan. Trên chiến trường Afghanistan có 3 sĩ quan cấp tướng Liên Xô hy sinh.
Vi sao Nga mat qua nhieu tuong gioi tai chien truong Syria?
 Trung tướng Valery Asapov và Tổng thống Nga Vladimir Putin - ảnh Bộ quốc phòng Nga.
Trong ba vị tướng Liên Xô tử trận ở Afghanistan, hai người là phi công. Hoàn cảnh xảy ra cái chết của họ rất khác biệt và không thể phân tích. Thiếu tướng Nikolai Vlasov đang trực tiếp lái một chiếc MiG-21Bis "nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Không quân Afghanistan" (nói cách khác, phi công Afghanistan không có khả năng bay chiến đấu) thì bị bắn rơi do súng phòng không 12,7 mm.
Thiếu tướng Vadim Khakhalov đang ở vị trí cơa trưởng của chiếc trực thăng Mi-24, thực hiện nhiệm vụ tấn công một mục tiêu di chuyển chậm, khi ông thoát ly vòng bay không kích thì bị bắn rơi. Phải một tuần sau, trong một cuộc đột kích đổ bộ của đặc nhiệm Liên Xô mới có thể tìm thấy được thiếu tướng phi công trong vùng núi Lurkoha, thi thể của ông bị các tay súng mujaheds (taliban) hủy hoại đến nát nhừ.
Một tướng bộ binh Liên xô duy nhất thiệt mạng ở Afghanistan là trung tướng Peter Shkidchenko. Ông là phó Trưởng cố vấn quân sự của nước Cộng hòa dân chủ Afghanistan – Tư lệnh trưởng nhóm chỉ huy, điều hành tác chiến lực lượng viễn chinh hạn chế của quân đội Liên Xô. Trong khoảng thời gian hy sinh, tướng Shkidchenko nhận mệnh lệnh từ Chỉ huy trưởng nhóm Cố vấn quân sự, đại tướng Mikhail Sorokin thực hiện việc ổn định lại cơ cấu tổ chức lực lượng vũ trang Afghanistan trong khu vực thành phố Khost.
Nhiệm vụ được giao là ngăn chặn sự tan rã của trung đoàn bộ binh địa phương Afghanistan, đang diễn ra các hiện tượng đào ngũ và bất tuân mệnh lệnh. Chiếc trực thăng Mi-8, chở tướng Shkidchenko và một số sĩ quan khác bay tới Khost bị bắn hạ gần căn cứ không quân Liên Xô, rơi xuống một dãy núi gần đó và bốc cháy. Lực lượng cứu hộ tìm thấy và xác định thi thể của tướng Shkidchenko dựa vào chiếc đồng hồ trên tay ông.
Ngoài ra còn có 2 vị tướng khác thiệt mạng ở Afghanistan vì bị bệnh, đó là trung tướng Anatoly Dragoon, chủ nhiệm một trong những cơ quan thuộc Bộ tổng tham mưu và thiếu tướng Anatoly Tsukanov, cố vấn tham mưu trưởng binh chủng pháo binh của quân đội Afganhistan.
Trong giai đoạn những năm 1990 và 2000, nhiều sĩ quan cao cấp (cấp tướng) Nga từ trần vì những lý do khác nhau, nhưng không phải trong tình huống chiến tranh. Ngay cả trong hai cuộc chiến ở Chechnya, không có một sĩ quan cấp tướng nào của Nga thiệt mạng trong chiến đấu.
Vì sao tướng Asapov có mặt gần chiến tuyến?
Trong tiến trình phát triển khoa học nghệ thuật quân sự, một điều hiển nhiên là các sở chỉ huy – bộ tư lệnh tiền phương , nơi làm việc của các sĩ quan cao cấp phải được bố trí bí mật và nằm xa, ngoài tầm bắn của tất cả các loại hỏa lực bộ binh các cỡ nòng trên khu vực chiến trường.
Sự hiện diện của các tướng lĩnh trong trận chiến, trực tiếp tổ chức các cuộc tiến công như thời kỳ Napoleon, đã chấm dứt từ lâu. Có quá nhiều hậu quả từ cái chết của một tướng lĩnh. Trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, sau năm 1943, các tướng lĩnh Hồng quân thường hy sinh trong những tình huống may rủi như tướng Ivan Chernyakhovsky, hoặc bị tấn công khủng bố như đại tướng Nikolai Vatutin, bị sát hại trong một vụ phục kích của các tay súng Bandera (chiến binh dân tộc cực đoan Ukraine).
Chính vì vậy, sự cố bi thảm của một sĩ quan cấp tướng Nga ở Syria là sự kiện đặc biệt, không đơn thuần là vấn đề tình cảm. Đây là một tình huống cho thấy, thực tế cuộc chiến tranh có sử dụng lực lượng bạo loạn, lật đổ đang diễn ra khốc liệt và nguy hiểm đến thế nào.
Trung tướng Valery Asapov là một người lính dũng cảm. Khoảng năm 1992-1993 khi ông còn đeo quân hàm đại úy lực lượng đổ bộ đường không tại vùng Nam Ossetia, giữ chức vụ phó tham mưu trưởng tiểu đoàn Nga trong Lực lượng hỗn hợp gìn giữ hòa bình.
Sau đó, Valery Asapov là phó tiểu đoàn trưởng, tham mưu trưởng tiểu đoàn 104 thuộc trung đoàn đổ bộ đường không số 76 Sư đoàn đổ bộ đường không Pskov.
Tháng 01.1996, trong cuộc chiến cho Grozny, đơn vị của Valery Asapov nhận mệnh lệnh phá vây tiến tới nhà ga xe lửa, hợp binh với phần còn lại của lữ đoàn Maikop, đang phòng ngự trong khu vực này.
Giao chiến diễn ra dữ dội, thiếu tá Asapov bị trúng thương rất nặng vào đầu gối và ống chân. Để cố gắng không bị cưa chân, một bác sĩ quân y đã trực tiếp phẫu thuật cho anh trong phòng thay băng của đại đội quân y dã chiến.
Trong hơn một năm, Valery Asapov bị buộc phải nằm liên tục trên giường, bốn lần phẫu thuật và vẫn đi khập khiễng. Do tình trạng này, ông được điều chuyển về đơn vị thuộc lực lượng Hậu cần binh chủng.
Mặc dù là sĩ quan chỉ huy chiến trường, nhưng Asapov vẫn phục vụ nhiệt huyết và có được những kết quả tốt. Nhờ thành tích này, ông được điều chuyển từ lực lượng Đổ bộ đường không sang Bộ binh với lý do, chân ông bị tật vì vết thương.
Nhưng thương tích thể chất không ngăn được tướng Asapov trực tiếp có mặt trên sở chỉ huy tiền phương mặt trận Deir-ez-Zor. Nhận nhiệm vụ ở Syria, ông giữ vị trí nhóm trưởng của nhóm cố vấn quân sự cao cấp, có nghĩa là làm việc trong Bộ tham mưu của quân đội Syria.
Nhưng khác với những cố vấn Liên xô trong chiến tranh Việt Nam, các cố vấn Nga buộc phải tiếp nhận nội hàm của một cơ quan tham mưu, tham gia đồng chỉ huy điều hành tác chiến, kiểm soát, trinh sát, truyền thông và lên kế hoạch tác chiến từ cấp chiến lược đến chiến dịch.
Thực tế chiến trường và quân đội Syria
Nguy cơ tử trận của một sĩ quan cao cấp trong các hoạt động quân sự với cường độ cao như ở Syria là rất lớn, nhưng trường hợp của tướng Asapov, đây hoàn toàn không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Quả đạn cối bắn chính xác vào sở chỉ huy tiền phương, hủy diệt tất cả những ai có mặt tại đó. Điều này chỉ có thể xảy ra khi tọa độ của mục tiêu được xác định hết sức chính xác, kíp pháo thủ bắn quả đạn cối này cũng phải rất chuyên nghiệp và có trình độ cao. Mặc dù vẫn có thể có tình huống “đạn lạc”.
Đây chính là bản chất đặc thù cuộc chiến chống khủng bố có sự can thiệp của nước ngoài được ngụy trang dưới hình thức Nội chiến ở Syria. Mặc dù là một nhà nước thế tục, nhưng cơ cấu tổ chức chỉ huy của quân đội Syria bị các hệ tư tưởng tôn giáo, dân tộc chi phối rất nặng nề.
Công tác chỉ huy, điều hành và thừa hành mệnh lệnh, kế hoạch phụ thuộc nhiều vào việc ai là người ra mệnh lệnh, thuộc người Sunni, Shia hay các dòng tôn giáo khác. Thông thường, việc thực hiện không nghiêm hoặc thay đổi kế hoạch tác chiến là vấn đề thường trực của các cấp chỉ huy quân đội Syria. Do đó, việc thực hiện hoàn hảo một kế hoạch chiến đấu là chuyện hy hữu trong các lực lượng vũ trang quốc gia này.
Trên bản đồ tác chiến, có thể coi đây là cuộc chiến tranh lớn với các chiến trường khác nhau, nhưng trên thực tế lại là những hoạt động quân sự địa phương. Các hoạt động chiến đấu được thực hiện bởi các nhóm vũ trang có tên gọi như lữ đoàn, sư đoàn nhưng chỉ tương đương với trung đoàn thiếu của Nga, thậm chí cấp tiểu đoàn.
Chính vì vậy, những tên gọi như "sư đoàn", "quân đoàn", “lữ đoàn” của quân đội Syria gây lên sự nhầm lẫn truyền thông. Một lữ đoàn có thể có binh lực tương tự như một tiểu đoàn, nhưng cơ cấu tổ chức chỉ huy thì thậm chí không phù hợp với một đơn vị dân quân tự vệ.
Chính vì vậy, các quan chức Bộ Quốc phòng Nga rất cẩn thận khi sử dụng các định danh đơn vị, không gọi tên “lữ đoàn 103 Vệ binh Cộng hòa” mà thường sử dụng một từ “tương đương” – ví dụ là một đơn vị, khi mô tả một lực lượng quân sự Syria tham gia vào một hoạt động cụ thể.
Trên chiến trường Syria, các kế hoạch chiến lược quân sự và chính trị thuộc quyền quyết định ở Damascus, Trung tâm chỉ huy điều hành Quốc phòng Nga phải trực tiếp liên kết phối hơp. Các cố vấn quân sự Nga, bất kể cấp sĩ quan và số lượng sao trên cầu vai, buộc phải tham gia kiểm soát các nhóm vũ trang tương đối nhỏ.
Đây cũng là một trong những vấn đề tế nhị mà điện Kremlin, sau nhiều năm chần chừ, cho đến khi các nhóm “thánh chiến” có nguồn gốc châu Âu và các nước Xô viết cũ trực tiếp tham gia vào hệ thống lãnh đạo các tổ chức khủng bố và đe dọa tấn công nước Nga.
Diễn biến của chiến trường Syria đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia, buộc tổng thống Putin phải quyết định đưa quân đội Nga vào can thiệp với một điều kiện duy nhất “chỉ không kích khi quân đội Syria tấn công”.
Trên tuyến lửa - Quy luật “bất thành văn” ở Syria
Sự phân tán trong cơ cấu tổ chức chỉ huy, tư duy lực lượng khu vực và tư tưởng tôn giáo, dân tộc ăn sâu vào tư duy của sĩ quan, binh sĩ quân đội Syria đã khiến hầu như tất cả các đơn vị chiến đấu các cấp gần như mất sức chiến đấu và không hình thành một lực lượng vũ trang thống nhất.
Nhược điểm nguy hiểm này đã khiến các cụm binh lực quân đội Syria, mặc dù có quân số không ít, vũ khí trang bị mạnh và chiếm ưu thế tuyệt đối về không quân, pháo binh liên tục thất bại trước các nhóm chiến binh Al-Qaeda và IS. Bởi lẽ chúng có một tư tưởng đồng nhất, một cơ cấu tổ chức hoàn hảo và được huấn luyện tốt bởi các cố vấn nước ngoài.
Và thực tế này đã đẩy tướng Asapov cũng như hầu hết các cố vấn quân sự khác buộc phải có mặt ở vị trí chỉ huy tiền phương, trực tiếp trên tuyến chiến đấu ở Syria. Đây là một thực tế không phù hợp với tất cả các lý thuyết của nghệ thuật quân sự hiện đại.
Tướng Asapov thực hiện nhiệm vụ cố vấn chiến trường cho hầu hết các chiến dịch quy mô lớn của quân đội Syria, đặc biệt là chiến dịch giải phóng thành phố Aleppo, giải phóng vùng nông thôn miền đông Aleppo, Raqqa, bao vây IS trên chiến trường Homs, Hama và phá vây thành phố Deir Ezzor.
Sứ mệnh của ông gắn liền với những chiến dịch thành công của lực lượng Tiger mà theo nhận xét của các cố vấn quân sự và các chuyên gia Nga, đây là lực lượng duy nhất trong toàn bộ các đơn vị vũ trang Syria có cơ cấu chỉ huy thống nhất từ trên xuống dưới, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bỏ trận địa trước đòn tập kích của kẻ thù.
Theo lý thuyết, công tác chỉ huy, điều hành tác chiến trên chiến trường Deir ez Zor không đòi hỏi phải có sự hiện diện của thiếu tướng Valery Asapov trong vùng hỏa lực của súng cối kẻ thù. Nhưng chiến trường Deir Ezzor có sự tham gia của các lực lượng khác nhau ngoài sư đoàn Tiger.
Để có thể điều hành được các đơn vị Vệ binh Cộng hòa, bộ binh cơ giới, dân quân địa phương, các cố vấn Nga đã phải hoạt động đến mức “cầm tay chỉ việc”. Có nghĩa là gần như đến người lính cuối cùng, điều đó buộc các cố vấn quân sự Nga phải tiến sát đến chiến tuyến.
Vi sao Nga mat qua nhieu tuong gioi tai chien truong Syria?-Hinh-2
 

Vi sao Nga mat qua nhieu tuong gioi tai chien truong Syria?-Hinh-3
 

Vi sao Nga mat qua nhieu tuong gioi tai chien truong Syria?-Hinh-4
 Tướng Valery Asapov trực tiếp chỉ huy binh sĩ quân đội Syria vượt sông Euphrates, chiến trường Deir Ezzor - ảnh ANNA NEWS
Đằng sau sự kiện tướng Nga thiệt mạng trên chiến trường Syria - ảnh 3Tướng Valery Asapov trực tiếp chỉ huy binh sĩ quân đội Syria vượt sông Euphrates, chiến trường Deir Ezzor - ảnh ANNA NEWS
Một sự thật quan trọng nữa mà các cố vấn cao cấp Nga phải chấp nhận, đó là an ninh. An ninh trong các lực lượng vũ trang Syria thực tế bằng “không”. Không thể xác định được sự trung thành của các quân nhân Syria, dù các sĩ quan, binh sĩ đều tuyên thệ trung thành với nhà nước Syria. Nhưng hoàn toàn không xác định được trong lực lượng, ai theo tư tưởng tôn giáo nào và mức độ tin tưởng đến đâu.
Do đó, các kế hoạch quân sự không có gì đảm bảo sẽ được giữ bí mật, cũng như cấp độ an toàn của các sĩ quan chỉ huy chiến trường. Đã có rất nhiều các sĩ quan cao cấp Syria, các sĩ quan cấp tướng, thiệt mạng do bị đánh bom, bắn tỉa, pháo kích hoặc mìn ven đường. Đó cũng là một thực tế của chiến trường Syria
Chính điều này buộc tướng Surovikina và tướng Shulyak thuộc Bộ tư lênh lực lượng quân đội Nga trong căn cứ không quân Hmeymim phải trực tiếp chỉ huy chiến dịch giải cứu 29 quân cảnh Nga, khi đơn vị này bị tổ chức khủng bố Hay’at Tahrir Al-Sham (al-Qaeda Syria) bao vây trên vùng nông thôn phía đông bắc tỉnh Hama.
Rất nhiều các bình luận viên, các chuyên gia quân sự và cộng đồng phê phán quân đội Syria, cơ cấu tổ chức và năng lực tác chiến của các lực lượng vũ trang Syria. Họ cho rằng người Nga đã phải hy sinh quá nhiều, bao gồm cả những sĩ quan xuất sắc để giúp đồng minh và đó không thực sự cần thiết, người Syria phải tự cứu lấy mình.
Nhưng rõ ràng đó là những cáo buộc thiếu căn cứ. Nếu nước Nga không ngăn chặn sự phát triển của IS và Al-Qaeda ở Syria, cuộc chiến khủng bố sẽ bùng phát trên lãnh thổ Nga và tổn thất là vô cùng lớn, nếu tính đến việc IS hoàn thành một Nhà nước khủng bố thực sự ở Syria.
Hai năm về trước, quân đội Syria mất khả năng chiến đấu. Nhưng đến thời điểm này đó là một sự lột xác hoàn toàn, quân đội Syria có thể tiến hành các chiến dịch tiến công phức tạp và giải phóng những vùng lãnh thổ rộng lớn. Đó thực sự là một nỗ lực nằm ngoài sức tưởng tượng của các cố vấn Nga.
Quân đội Syria cũng có một đơn vị mạnh, đó là lực lượng Tiger. Ngoài ra, một đơn vị khác mới thành lập là quân đoàn tình nguyện số 5, do cố vấn Nga trực tiếp huấn luyện và cung cấp vũ khí trang bị.
Trong tình huống phức tạp của chiến trường Syria, tướng Asapov đã thực hiện nhiệm vụ của mình theo yêu cầu của thực tế. Bản chất cuộc chiến ở Syria buộc các cố vấn quân sự Nga phải đứng trên tuyến chiến đấu. Thực tế này, không may rằng không có cách nào thay đổi được và trung tướng Valery Asapov đã hoàn thành sứ mệnh của một quân nhân.
Theo Trịnh Thái Bằng/Viettimes

>> xem thêm

Bình luận(0)