Sức mạnh của các tên lửa vác vai số 1 thế giới

Google News

(Kiến Thức) - Verba, RBS 70, Mistral hay FN-6 được xem là những tổ hợp tên lửa vác vai hiện đại nhất thế giới hiện nay.
 

Các tổ hợp tên lửa vác vai (MANPADS) được phân chia làm 3 nhóm dựa theo phương thức điều khiển tên lửa gồm:
- Tên lửa vác vai dẫn đường theo lệnh đường ngắm;
- tên lửa vác vai dẫn đường bằng lade và tên lửa vác vai sử dụng đầu dẫn hồng ngoại.
Trong đó, các tổ hợp dẫn đường theo lệnh đường ngắm sử dụng chế độ điều khiển từ xa để đánh trúng các mục tiêu, trong khi các tổ hợp được dẫn bằng lade sẽ bám theo chùm tia lade chiếu vào mục tiêu. Tuy nhiên, loại MANPADS phổ biến nhất là loại sử dụng đầu tìm hồng ngoại, nó sẽ tìm, khóa và bám theo dấu hiệu nhiệt của một động cơ máy bay để tiêu diệt mục tiêu. 
Tổ hợp Verba của Nga
Verba là phiên bản mới nhất của tổ hợp MANPADS, đang được biên chế cho Lục quân Nga. Tổ hợp Verba có đầu chiến đấu nặng 1,5 kg và bán kính tác chiến từ 500 - 6.500m, tầm cao hoạt động đạt 4,5km và vận tốc 500m/s.
Theo các phương tiện truyền thông Nga, đặc điểm chính của Verba là sử dụng đầu tìm nhiệt - quang học đa phổ (GOS), có thể phân biệt mục tiêu với các bẫy nhiệt thụ động. Các mục tiêu với bức xạ nhiệt thấp, như phương tiện bay không người lái và tên lửa hành trình cũng có thể bị phát hiện và bắt bám.
Tổ hợp Verba mới còn sử dụng hệ thống điều khiển tự động hóa tích hợp (ACS) giai đoạn cuối giúp người chỉ huy sử dụng dữ liệu không chỉ từ ra đa mặt đất mà còn từ máy bay cảnh báo sớm, qua đó nâng cao năng lực phát hiện mục tiêu từ xa.
Suc manh cua cac ten lua vac vai so 1 the gioi
Tổ hợp Verba của Nga. Ảnh: Wikipedia.org
Tổ hợp tên lửa RBS 70 NG của Thụy Điển
RBS 70 NG cấu tạo gồm một con-ten-nơ kiêm bệ phóng, giá ba chân và một kính ngắm NG. Thành phần quan trọng nhất của tổ hợp RBS 70 NG là hệ thống kính ngắm thế hệ mới. Hệ thống này bộ tạo ảnh nhiệt độ phân giải cao, kiểm soát chỉ thị mục tiêu 3 chiều, có khả năng phát hiện và bám mục tiêu tự động, từu đó khóa tức thời mục tiêu với độ chính xác cao. Toàn bộ quy trình tác chiến từ phát hiện và bắt bám mục tiêu của ra đa, đến bắt bám mục tiêu của đơn vị hỏa lực RBS có thể hoàn toàn tự động những vẫn đặt dưới sự giám sát của các xạ thủ. 
Sau khi rada phát hiện mục tiêu, dữ liệu liên quan sẽ được phân phối đến các đơn vị hỏa lực RBS 70 NG thông qua các máy truyền tin vô tuyến chiến thuật và thiết bị đầu cuối của người chỉ huy.
Tên lửa BOLIDE sẽ đảm bảo cho tổ hợp RBS 70NG có thể đối phó toàn phổ mối đe dọa từ máy bay cánh cố định và cánh quay xuống đến các mục tiêu bay nhỏ như tên lửa hành trình và máy bay không người lái. Tổ hợp RBS 70 NG có tầm đánh chặn hiệu quả 8.000m, với vùng bao quát độ cao tới 5.000m. Đầu chiến đấu được tạo mảnh sẵn và lượng nổ tạo hình kết hợp, cho phép tổ hợp hoàn toàn đối phó được các mục tiêu trên không được bọc giáp như trực thăng tấn công hoặc các máy bay chi viện tầm gần trên không. Thậm chí RBS 70 NG có thể tiêu diệt được các mục tiêu mặt đất bọc thép như xe thiết giáp chở quân.
Tổ hợp Starstreak của hãng Thales/Anh
Starstreak là một tổ hợp tên lửa phòng không tầm rất gần (VSHORAD) có vận tốc bay nhanh nhất thế giới. Vận tốc bay của tên lửa có thể đạt 3,5 Mach có nghĩa là tên lửa có thể bay xa 1 km trong vòng chưa đến 1 giây.
Việc chỉ thị mục tiêu và điều khiển toàn bộ 3 tên lửa đều do một xạ thủ thực hiện, thông qua việc sử dụng chế độ dẫn đường bám theo chùm tia lade. Tên lửa Starstreak được bao gói có thời gian sử dụng 15 năm và duy trì được độ tin cậy cao, đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chính xác và nghiêm ngặt, kể cả tính tương hợp của đạn không nhạy nổ.
Tên lửa này có chiều dài 1,39m, đường kính thân 13cm, trọng lượng  phóng 16,8kg, trọng lượng đầu đạn 0,9kg, tầm bắn 300 - 7.000m, độ cao tác chiến 4.000m, thời gian nạp tên lửa là dưới 10 phút. Sau khi phóng, ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, đạn nhỏ sẽ tách ra khỏi đạn mẹ, mỗi đạn được dẫn hướng độc lập từ hệ thống laze chỉ thị mục tiêu. Khi tiếp xúc với mục tiêu, đầu đạn con xuyên vào bên trong mới phát nổ. Điều này khiến mục tiêu bị bắn trúng bị tiêu diệt với xác suất rất cao.
Suc manh cua cac ten lua vac vai so 1 the gioi-Hinh-2
 Tổ hợp Starstreak của hãng Thales. Ảnh: Wikipedia.org
Tổ hợp tên lửa phòng không Mistral của MBDA
Mistral là một tên lửa đất đối không tầm gần được công ty MBDA thiết kế để chống các mối đe dọa đường không. Điểm mạnh của Mistral là khả năng “bắn và quên”. Ngay say khi khóa mục tiêu và phóng, đầu dò tự dẫn của tên lửa sẽ tự động điều khiển tên lửa, kíp xạ thủ không cần can thiệp và có thể rời khỏi khu vực bắn để tránh bị tổn thương.
Tổ hợp này có thể phóng từ những hệ thống phóng khác nhau như: MANPADS, MCP, ALBI, SIMBAD, ATLAS, SIGMA, SADRAL, TETRAL và ATAM.
Theo thông tin từ MBDA, tên lửa Mistral có khả năng tác chiến với mục tiêu siêu âm, bay ở độ cao 3.000 m. Tên lửa được lắp đầu tìm tạo ảnh hồng ngoại và đầu đạn phá mảnh được kích nổ bằng ngòi nổ lade cận đích. Đạn tên lửa nặng 18,9kg, trong đó đầu đạn nổ phá pmảnh nặng 3kg được trang bị các hạt hợp kim tungsten có khả năng xuyên giáp cao. Thử nghiệm cho thấy, tỷ lệ bắn trúng của tên lửa Mistral đạt trên 96%, và được đánh giá cao khi đối phó với các mục tiêu là trực thăng bay thấp hoặc máy bay không người lái tầm thấp.
Suc manh cua cac ten lua vac vai so 1 the gioi-Hinh-3
Tổ hợp tên lửa phòng không Mistral. Ảnh: Mbda-systems.com
Tổ hợp tên lửa FN-6 của Trung Quốc
Tổ hợp FN-6 của Trung Quốc được thiết kế để chuyên chống lại các mục tiêu bay thấp. FN-6 có tầm bắn 6km và độ cao tác chiến tối đa 3,5km. FN-6 được biên chế chính thức trong trang bị của Lục quân Trung Quốc và đã được xuất khẩu bằng một phiên bản ít tính năng hơn.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn chế tạo một biến thể của tổ hợp này để đặt trên xe chở quân bánh lốp hoặc bánh xích cùng với một xe mang ra đa tách riêng cho phép thực hiện chế độ bắn tự động.
Lam Ngọc

>> xem thêm

Bình luận(0)