Stalingrad: Màn phản công thay đổi lịch sử nhân loại trong CTTG 2

Google News

(Kiến Thức) - Đúng 75 năm trước, Hồng Quân Liên Xô đã tung cú đấm đầu tiên, "khai tử" cho toàn bộ chủ nghĩa phát xít ở châu Âu cứu rỗi toàn nhân loại.

Giữa cuối năm 1942 và đầu năm 1943, dọc hai bên bờ sông Volga, cỗ máy chiến tranh của Đức quốc xã đã phải hứng chịu thất bại nặng nề nhất trong lịch sử - và hoàn toàn không bao giờ hồi phục được sau thất bại đó.

Cuộc tấn công của Hồng Quân Liên Xô vào Stalingrad, được gọi là 'Operatsiya Uran' (Chiến dịch Thiên Vương Tinh) bắt đầu vào ngày 19 tháng 11, và tiếp tục cho đến ngày 2 tháng 2 năm 1943. Chiến dịch táo bạo này được lên kế hoạch bởi Bộ Tư lệnh Tối cao của Liên Xô và thực hiện bởi các Tướng Georgy Zhukov, Konstantin Rokossovsky, Alexander Vasilevsky và Nikolai Vatutin, đã lên đến đỉnh điểm trong việc bao vây và xóa sổ hoàn một tập đoàn quân Wehrmacht của Đức bao gồm 300.000 lính do George Marsh Friedrich Paulus và các đơn vị khác tới từ các nước Phát xít khác.

Địa ngục trần gian

Trận chiến trên diễn ra trước cuộc tấn công như vũ bão của Đức quốc xã vào miền Nam Nga và vùng Caucasus vào mùa hè năm 1942 - Đức quốc xã đã giành được được những thắng lợi to lớn nhất trong suốt 2 năm tiến hành xâm lược Liên Xô. Trong số các mục tiêu của chiến dịch này là Stalingrad, một thành phố công nghiệp chiến lược trên sông Volga với tầm quan trọng mang tính biểu tượng, mang tên của nhà lãnh đạo Liên Xô Josef Stalin, Tư lệnh tối cao của Hồng quân.

Stalingrad: Man phan cong thay doi lich su nhan loai trong CTTG 2
Quân đội Đức ở Stalingrad, tháng 9/1942. Ảnh: AP. 

Trong hơn hai tháng, các đơn vị cơ giới Đức, pháo binh và không quân đã tiến đánh Stalingrad, tấn công vào các Lữ đoàn 62 và 64 của Liên Xô và kiểm soát gần như hoàn toàn thành phố.

Tuy nhiên, "nhà báo Quân đội Liên Xô Novosti Andrei Stanavov nhớ lại rằng," kẻ thù đã không thành công trong việc chiếm được khu vực bờ sông Volga và trung tâm thành phố, bất chấp sự vượt trội của họ về số lượng và hỏa lực ".

Lo ngại trận đánh Stalingrad sẽ kéo dài và trở nên đẫm máu, Hitler yêu cầu các tướng của mình cùng các đơn vị quân đội đang bị thương vong nặng dồn xuống tấn công Stalingrad liên tục nhằm "dứt điểm" thành phố này. Tuy vậy, cuộc tấn công cuối cùng, bắt đầu vào mùa thu với năm sư đoàn bộ binh và hai sư đoàn xe tăng như một nỗ lực cuối cùng của Đức quốc xã nhằm chiếm được Stalingrad trước mùa đông năm 1942 đã bị chặn đứng hoàn toàn bởi những lực lượng Hồng Quân với trang bị ít ỏi và bị thiếu quân số nghiêm trọng.

Stalingrad: Man phan cong thay doi lich su nhan loai trong CTTG 2-Hinh-2
 Hồng Quân Liên Xô chiến đấu trong từng căn nhà ở Stalingrad. Ảnh: Sputnik. 

Khi Đức Quốc chiếm được phần lớn thành phố, Hồng quân đã tập hợp được một lực lượng cực lớn quân số tới từ các mặt trận Nam-Tây, Sông Don và Voronezh cùng các đơn vị cơ giới dự bị tập trung lại tại Stalingrad. Tập đoàn quân này của Liên Xô bao gồm hơn một triệu quân, được trang bị 15.000 khẩu súng máy và súng cối, khoảng 2.000 máy bay, và 1.500 xe tăng và pháo tự hành và đầy đủ quân số, sẵn sàng phản công bất cứ lúc nào.

Vào tháng 11 năm 1942, phía Wehrmacht báo cáo về tổng hành dinh ở Berlin rằng mọi nỗ lực nhằm tiếp cận và chiếm đóng hoàn toàn bờ tây của sông Volga cũng như trung tâm thành phố Stalingrad đã hoàn toàn thất bại. Kèm theo đó là một tin không vui, đó là các chỉ huy Đức cùng với binh lính của họ tỏ ra hết sức lo ngại với việc hai bên cánh của quân Đức được bảo vệ bởi các sư đoàn của Romani và Italia, vốn được coi là thiếu tinh thần và khả năng chiến đấu dù quân số và trang bị được đánh giá là rất tốt.

Và đúng như lo ngại của Đức, Quân đội Xô Viết đã chọn khu vực Serafimovich và Keltskaya cũng như vùng Hồ Sarpinsky làm điểm tấn công đầu tiên. Những khu vực này nằm về phía nam thành phố và là phía cánh phải của quân Đức, với lực lượng bao gồm phần lớn là các quân đoàn tới từ Italia.

Stalingrad: Man phan cong thay doi lich su nhan loai trong CTTG 2-Hinh-3
 Quân Đức trong một khu nhà máy đổ nát ở Stalingrad, 28/12/1942. Ảnh: AP. 

Ngày 19 tháng 11, một cánh quân Hồng quân Liên Xô đến từ mặt trận phía nam dưới sự chỉ huy của Đại tá Vatutin và một phần của Mặt trận Sông Don đã bắt đầu tấn công quân Italia. Cánh trái của Quân Đức cũng bị tấn công tơi tả dù đây không phải là hướng tiến quân chính của Hồng Quân Liên Xô, Quân đoàn 3 Lục quân Romania bảo vệ cánh trái của quân Đức đã bị đẩy lùi 35 km chỉ trong vòng một ngày.Ngày hôm sau, các đơn vị bộ binh Liên Xô từ Mặt trận Stalingrad do Đại tá Andrei Yeremenko chỉ huy đã tấn công từ phía đông nam, phá tan lực lượng phòng thủ thuộc Quân đoàn 4 Bộ binh Romania và tiến sâu thêm 30 km. Ngay sau đó, phía Liên Xô ngừng tiến công và huy động pháo binh công kích vào tàn quân Romania cùng với tuyến phòng thủ tiếp theo bằng 80 phút nã pháo liên tục.

Stalingrad: Man phan cong thay doi lich su nhan loai trong CTTG 2-Hinh-4
 Hồng Quân với súng trường chống tăng chiến đấu ở ngoại ô Stalingrad. Ảnh: Sputnik.

Sau khi chấn chỉnh lại đội hình, Hồng quân sau đó bắt đầu di chuyển các nhóm quân cơ động về phía nhau, thiết lập thế gọng kìm nhằm tóm trọn các đơn vị quân Đức đang phòng thủ ở tuyến giữa. Ngày 22 tháng 11, đơn vị xe tăng số 26 của Hồng Quân đã chiếm giữ được cây cầu qua Sông Don và chiếm thị trấn Kalach – ngay gần đại bản doanh của Tập đoàn quân số 6 và các đơn vị của Quân đoàn xe tăng số 4, Phát xít Đức. Trong khoảng thời gian vài ngày, Hồng Quân đã dựng được một tuyến phòng thủ bao vây một lực lượng bao gồm 300.000 lính Phát xít Đức cùng các đơn vị của Italia và Romania ở phía trong. Mọi nỗ lực mở đường máu để rút lui của 300.000 tàn quân này đều thất bai nặng nề, hàng phòng thủ của Liên Xô được giữ vững.

Stalingrad: Man phan cong thay doi lich su nhan loai trong CTTG 2-Hinh-5
 Hồng Quân chiến đấu bên ngoài Stalingrad. Ảnh: Sputnik.

Đầu tháng 12, Sư đoàn 30 của Đức do Hermann Hoth chỉ huy đã cố gắng vượt qua vòng vây của quân Liên Xô trong khu vực gần làng Kotelnikovo. Đáp trả cuộc phá vây này là đơn vị Cận vệ số 2 bao gồm  122,000 quân được chỉ huy bởi Trung Tướng Rodion Malinovsky. Trong những pha giao tranh khốc liệt, xe tăng chỉ huy của Hoth rơi xuống sông Myshkova và cuộc tấn công phải dừng lại. Thống chế Field Erich von Manstein, chỉ huy chiến dịch, yêu cầu Berlin cho phép tướng Paulus tìm cách vượt qua vòng vây của quân Liên Xô để tiến tới hỗ trợ cho cánh quân của Hoth, nhưng Hitler từ chối vì tin rằng Tập đoàn quân số 6 của ông vẫn có thể giữ Stalingrad và không có cớ gì phải rút lui khỏi đây để hỗ trợ cho sư đoàn 30.

Màn “Lật kèo” ngoạn mục trong Chiến tranh Thế giới thứ hai

Trong giai đoạn đầu năm 1943,  các đơn vị Hồng Quân do Tướng Konstantin Rokossovsky chỉ huy đã dần dần cắt đứt tuyến bao vây Stalingrad của quân Đức thành nhiều mảnh nhỏ và tiêu diệt từng cụm phòng thủ của Đức tới khi toàn tuyến bao vây Stalingrad bị xóa sổ hoàn toàn. Ngày 31 tháng 1, Paulus và các sĩ quan chỉ huy dưới quyền của ông bị bắt, và ngay lập tức đầu hàng. Dù lệnh của Berlin là tử thủ nhưng tàn quân của Tập đoàn quân số 6 gần như đã buông súng đầu hàng hoàn toàn. Lúc này, Tập đoàn quân số 6 của Hitler chỉ còn vỏn vẹn 91.500 quân bao gồm 2500 sĩ quan và 24 tướng chỉ huy. Ngoại trừ một số chỉ huy bị kết án Tội ác chiến tranh, những tù binh cuối cùng ở trận Stalingrad đã được Liên Xô trao trả cho Đức vào năm 1949.

Stalingrad: Man phan cong thay doi lich su nhan loai trong CTTG 2-Hinh-6
 Tàn quân Đức ra đầu hàng Hồng Quân Liên Xô. Ảnh: Sputnik.

Nhiều nhà sử học của phương Tây đã phải đồng ý rằng, Stalingrad chính là nơi tạo ra bước ngoặt trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây là thất bại lớn nhất trên bộ của Đức trong toàn bộ cuộc chiến này và là thất bại lớn thứ hai của Quân đội Đức sau thất bại trên bầu trời nước Anh hồi năm 1940. Quân đội Đức đã không thể phục hồi được sau thất bại này, trong khi Liên Xô “càng đánh càng hăng” đã kéo theo liên tiếp những thất bại khác của Phát xít Đức trên mọi mặt trận. Có thể coi trận Stalingrad là viên gạch đầu tiên để xây nên nấm mồ chôn chủ nghĩa phát xít ở Đức nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

Mời độc giả xem video: Những khoảnh khắc đáng nhớ của trận Stalingrad trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. (Nguồn Sputnik)
Nhật Vi

>> xem thêm

Bình luận(0)