Sát thủ săn ngầm Nga Il-38N ngang ngửa P-8 Mỹ?

Google News

(Kiến Thức) - Máy bay chống ngầm nâng cấp Il-38N được Hải quân Nga tự tin đánh giá có sức mạnh tương đương P-8 Poseidon Mỹ.

Với việc tiếp nhận phiên bản nâng cấp máy bay chống ngầm Il-38N, Hải quân Nga đang tập trung tăng cường hiện đại hóa và cũng như nâng cao khả năng phát hiện - tìm diệt tàu ngầm của nước này. Được biết, phiên bản nâng cấp máy bay chống ngầm Il-38N trên là nằm trong hợp đồng hiện đại hóa 5 trong số 10 chiếc Il-38 vẫn còn được Hải quân Nga sử dụng.
Il-38 là biến thể quân sự của mẫu máy bay vận tải dân dụng IL-18 do Liên Xô chế tạo, nó thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào năm 1967. Phiên bản đầu tiên của Il-38 được trang bị một hệ thống radar tìm kiếm và theo dõi mục tiêu có tên là Berkut (Golden Eagle) cùng với đó là một hệ thống định vị mục tiêu. Nhiệm vụ chính của Il-38 lúc đó là thực hiện tuần tra và bảo vệ các vùng lãnh hải ven biển và khu vực vùng biển ven bờ của Liên Xô trước các tàu ngầm của Phương Tây trong Chiến tranh Lạnh.
Biến thể máy bay chống ngầm Il-38 tiêu chuẩn của Hải quân Nga.
Ngoài việc trang bị các hệ thống theo dõi và giám sát hàng hải, Il-38 cũng được các kỹ sư Liên Xô trang bị ngư lôi chống ngầm giúp tấn công và tiêu diệt các tàu ngầm từ trên không. Nhưng sau một thời gian đưa vào sử dụng Quân đội Liên Xô đã nhận thấy Il-38 không hoạt động tốt như mong muốn và nó thua kém hoàn toàn so với mẫu máy bay săn ngầm P-3C Orion của Quân đội Mỹ.
Thiết kế P-3C của Mỹ có thể xem như một mẫu máy bay tác chiến đa năng, nó không chỉ vừa thực hiện nhiệm vụ chống ngầm mà còn cả nhiệm vụ chống hạm trên biển, cũng như thực hiện nhiệm vụ tuần tra bờ biển và trinh sát vô tuyến trên không. Trong khi đó Il-38 của Liên Xô chỉ có thể đảm nhiệm một tính năng duy nhất là chống ngầm.
Tuy nhiên, với phiên bản nâng cấp Il-38N thì mọi điểm yếu trên đều được khắc phục một cách triệt để, với việc trang bị hệ thống theo dõi và quan sát Novella P-38 thế hệ mới cho phép phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách 90km và dưới mặt biển là 320km. Nó có thể theo dõi cùng một lúc 32 mục tiêu cả trên mặt và dưới mặt nước, nhờ đó Il-38 có thể dễ dàng "vạch mặt" tàu ngầm hay tàu nổi đang hoạt cũng như các mục tiêu trên không nhờ việc tích hợp một radar trinh sát đường không trên Novella P-38.
 Trong ảnh là buổi lễ tiếp nhận chiếc Il-38N nâng cấp đầu tiền do nhà máy Ilyushin bàn giao cho Hải quân Nga.
Hệ thống trên còn được kết hợp với hệ thống máy tính kỹ thuật số và một trạm xử lý trung tâm được lắp đặt trên Il-38N. Ngoài ra nó còn được trang bị các hệ thống quan sát quang ảnh nhiệt có độ phân giải cao, hệ thống phát hiện từ tính lạ, hệ thống quan sát hồng ngoại tích hợp và nhiều trang thiết bị khác. Tất cả các hệ thống trên đều được kết nối với một màn hình lớn riêng biệt dành cho hệ thống xử lý trung tâm.
Ngoài thay đổi trang thiết bị điện tử hàng không, kích thước của Il-38N không thay đổi nhiều ngoài hệ thống anten radar P-38 hình đĩa được gắn trên phần thân buồng lái của máy bay.
Il-38N có chiều dài 37m với sải cánh cánh 37,4m và có trọng lượng cất cánh tối đa là 63,5 tấn. Nó được trang bị 4 động cơ tuabin cánh quạt Progress AI-20M với phạm vi hoạt động lên tới 9.500km, tốc độ bay tối đa là 724km/h và trần bay tối đa 11.000m. Il-38N có phi hành đoàn 10 người và thời gian hoạt động tối đa trên không là 12 tiếng đồng hồ.
Sức mạnh tương đương với P-8 Poseidon
Theo Giám đốc thiết kế của công ty hàng không Ilyushin - Yuriy Yudin, tất cả hệ thống điện tử hàng không được trang bị trên phiên bản Il-38N được thiết kế theo dạng module và có thể tùy biến đáp ứng dành cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. Và về cơ bản Il-38N của Hải quân Nga có sức mạng và tính năng tương đương với máy bay chống ngầm thế hệ mới nhất P-8 Poseidon của Quân đội Mỹ.
 Il-38N được đánh giá có sức mạnh ngang ngửa với mẫu máy bay chống ngầm hiện đại nhất của Mỹ hiện nay là P-8 Poseiden.
Bên cạnh đó, theo đánh giá của Thiếu tướng Aleksey Serdyuk – Chỉ huy trung tâm đào tào huấn luyện lực lượng Không quân Hải quân 859, các các máy chống ngầm Il-38 thế hệ mới sẽ giúp tăng cường khả năng chống ngầm của lực lượng hải quân nước này. Ông này còn nhấn mạnh năng lực hoạt động của phi đội Il-38 sẽ tăng lên 4 lần sau khi hoàn thành quá trình nâng cấp.
Phạm vi hoạt động của những chiếc Il-38N được Ilyushin tiết lộ sẽ lớn hơn nhiều so với các mẫu Il-38 cũ và đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ tuần tra và bảo vệ khu vực lãnh hải hay vùng biển xa và gần bờ của Nga.
Ilyushin còn cho hay, Il-38N có đủ trang thiết bị để có thể theo dõi và phát hiện mọi tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay. Nó còn đủ khả năng thực hiện các hoạt động theo dõi và phát hiện cũng như truy đuổi, phát động tấn công đối với các mục tiêu hay nhóm mục tiêu từ trên không.
Hệ thống vũ khí đa dạng và mạnh mẽ
Biến thể xuất khẩu Il-38SD của Nga bán cho lực lượng Không quân Ấn Độ.
Biến thể Il-38N sẽ có khả năng mang 9 tấn vũ khí (mở rộng) gồm: ngư lôi, bom chống ngầm, thủy lôi, hệ thống phao cứu sinh, thiết bị đánh dấu trên biển, bom đường không tiêu chuẩn OMAB-12D và cả tên lửa hành trình chống tàu (điều còn thiếu trên Il-38 hệ cũ).
Quá trình hiện đại hóa và nâng cấp của Il-38 được đánh giá là phù hợp hơn so với việc phát triển một hệ thống vũ khí mới. Một phần của quyết đinh nâng cấp Il-38 không phải nằm ở vấn đề kỹ thuật mà nằm ở hiệu quả kinh tế mà nó mang lại.
Chính vì vậy, Bộ quốc phòng Nga đã quyết định không tiến hành chế tạo mới các máy bay chống ngầm Il-38 mà thay vào đó là nâng cấp từ nền tảng máy bay Il-38 cũ, với việc thay đổi hoàn toàn các thiết bị điện tử hàng không cũng như hệ thống vũ khí trang bị sẽ giúp tiết kiệm một số tiền khá lớn cho việc chế tạo mới trong bối cảnh khó khăn chung.
Trà Khánh

Bình luận(2)

Minh Hiền

Quang Minh

So sánh khập khiễng, dù gì IL38N cũng chỉ là bản nâng cấp của máy bay đã ra đời 50 năm rồi dù có là lắp đặt thiết bị hiện đại nhất của Nga thì cũng chưa thể ngang với P-8 Poseidon của Quân đội Mỹ mà chỉ có thể so sánh với P-3C Orion cùng loại máy bay cánh quạt thôi. Còn nữa, Nga chưa bao giờ đuổi kịp Mỹ về các thiết bị điện tử nên sao có thể so với P-8 Poseidon của Quân đội Mỹ là thế hệ máy bay phản lực chế tạo mới hoàn toàn.

Minh Hiền

nguyendang suc

Hệ thống điện tử hiện đại, vũ khí mang được nhiều. Hơn nữa thuận tiện trong bảo trì giá thành lại rẻ vậy tại sao VN không mua Il-38 mà lại định đi mua P3c cũ trong khi đó giá thành đắt, bảo trì tốn kém, khác với hệ vũ khí Nga.