Ngạc nhiên vị tư lệnh Binh đoàn 18, BQP Việt Nam

Google News

Ít ai biết rằng, dù đã 56 tuổi nhưng vị Tư lệnh Binh đoàn 18, BQP Việt Nam vẫn bay nhiệm vụ đều đặn trên trực thăng Mi-17.

Ký tín hiệu được phát đi giữa phi công và nhân viên kỹ thuật, chiếc trực thăng Mi-17 bắt đầu được khởi động. Cánh quạt quay tròn, chém gió xối xả giữa không gian rộng lớn trên sân đỗ ga trực thăng Gia Lâm trong buổi sáng đầu tháng 10…
Sau động tác “cua góc” điêu luyện từ sân đỗ ra đường băng, “chim sắt” Mi-17 dừng lại ở đầu Nam sân bay Gia Lâm. Nhận lệnh cất cánh từ Sở chỉ huy Công ty Trực thăng miền Bắc (Binh đoàn 18 - Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Bộ Quốc phòng), chiếc trực thăng nhẹ nhàng bốc lên khỏi đường băng rồi lao vào khoảng trời cuối thu đầy mây mù.
 Thiếu tướng Hà Tiến Dũng kiểm tra thiết bị buồng lái, trước chuyến bay.
Từ sở chỉ huy Công ty, các sĩ quan huấn luyện, dẫn đường và các thành phần theo sát hoạt động của chiếc trực thăng đang thực hành huấn luyện bay ngày khí tượng phức tạp. Nội dung trao đổi nghiệp vụ giữa các anh cho thấy, phi công đang điều khiển “chim sắt” giữ nghiêm hướng, tốc độ, độ cao ở từng giai đoạn, tuân thủ chặt chẽ Điều lệ bay.
Sau bài bay xuyên mây góc kẹp, trực thăng Mi-17 bay qua mặt đê Sông Hồng, hạ thấp độ cao, tiễn nhập vào đường băng Gia Lâm, thực hiện động tác treo và từ từ tiếp đất. Không cảm nhận được độ nghiêng lắc từ 3 bánh của trực thăng. Tín hiệu ấy cho thấy đây là một cú hạ cánh tiêu chuẩn-như cách nói của “cánh” phi công.
Sẽ không có gì ngạc nhiên, nếu người ngồi ở vị trí lái chính trên chiếc trực thăng kia là các phi công thường xuyên thực hiện nhiệm vụ bay, bởi họ là những “chuyên gia” bay trên nhiều địa hình, với nhiều nhiệm vụ khác nhau, và có những nhiệm vụ rất phức tạp. Điều ngạc nhiên là ở chỗ, điều khiển con “chim sắt” to lớn kia là một Thiếu tướng phi công - Tư lệnh Binh đoàn 18 Hà Tiến Dũng.
Có lẽ chẳng ai lý giải tại sao ước mơ tuổi thơ của hầu hết các bé trai là lớn lên được làm phi công. Song từ ước mơ thú vị ấy để trở thành phi công thực thụ và gắn bó với bầu trời Tổ quốc, bên cạnh những tố chất có được, người phi công phải học tập, rèn luyện bền bỉ, không ngừng. Và nói đến bay trực thăng là nói đến những hành trình bay ở những nơi khó khăn, hiểm trở. Đặc thù nhiệm vụ của Binh đoàn 18- Tổng công ty Trực thăng Việt Nam là bay trên hướng biển đảo, rừng núi nên đòi hỏi rất cao ở trình độ và bản lĩnh của phi công. Đội ngũ phi công của Binh đoàn 18 hôm nay là một phần trong đội ngũ phi công ưu tú của Việt Nam. Chính vì vậy, hằng năm, Binh đoàn luôn hoàn thành trên 16.000 giờ bay an toàn, hiệu quả.
Sau khi hoàn thành ban bay, Thiếu tướng Hà Tiến Dũng chia sẻ: “Nghề nghiệp yêu cầu Tổng công ty phải có chiến lược trong đào tạo nguồn nhân lực, trong đó đào tạo huấn luyện phi công luôn được đặt lên hàng đầu. Hiện nay, thế hệ phi công có nhiều kinh nghiệm, bản lĩnh đang dần hết tuổi bay, chúng tôi đang đào tạo huấn luyện rất nhiều phi công trẻ. Vì vậy, không riêng tôi mà các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Binh đoàn và lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị, ngoài việc hoàn thành tốt công tác quản lý điều hành, luôn tích cực bay nhiệm vụ, đặc biệt bay huấn luyện phi công trẻ”.
Sau gần 40 năm gắn bó với bầu trời, Thiếu tướng Hà Tiến Dũng đã kinh qua nhiều cương vị công tác, ở nhiều đơn vị khác nhau, đã tham gia bay phục vụ chiến đấu và chiến đấu tại chiến trường Campuchia và biên giới phía Bắc. Anh đã trực tiếp tham gia nhiều nhiệm vụ đặc biệt trong các điều kiện bay hết sức phức tạp, bay chuyên cơ phục vụ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước…. Sau nhiều năm gắn bó với nghề, tình yêu và niềm đam mê bầu trời dường như vẫn luôn rạo rực trong anh như những ngày đầu bước lên khoang lái.
Hướng ánh mắt về phía những con “chim sắt” trên sân đỗ, Tư lệnh Binh đoàn 18 bộc bạch rằng: “Lớp phi công đi trước như chúng tôi luôn mong muốn, thế hệ phi công trẻ của Binh đoàn hôm nay hãy phấn đấu để tự khẳng định mình, vượt lên chính mình, luôn chân thành, cầu thị, tiến bộ vươn lên làm chủ các loại trực thăng hiện đại, bay an toàn, chất lượng, hiệu quả”.
 Thiếu tướng Hà Tiến Dũng (thứ 3 từ phải qua) trao đổi kinh nghiệm với các phi công và nhân viên kỹ thuật sau ban bay huấn luyện.
Kể chuyện Tư lệnh Binh đoàn 18 tham gia huấn luyện bay với Đại tá, phi công cấp 1 Nguyễn Ngọc Vy, Phó Trưởng Phòng Thanh tra bay, Bộ Tham mưu Quân chủng PK-KQ, chúng tôi nhận được chia sẻ chân thành từ anh: “Với phi công trực thăng, sau tuổi 52 thì hằng năm phải giám định sức khỏe, đủ tiêu chuẩn sẽ được kéo dài tuổi bay thêm một năm, và có thể kéo dài đến 57 tuổi nếu đủ điều kiện. Anh Hà Tiến Dũng sinh năm 1958, vậy năm nay 56 tuổi. Đứng đầu một Binh đoàn, phải giải quyết rất nhiều công việc, vậy mà anh vẫn say mê với nghề bay, đó quả là điều thật đáng khâm phục”.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ở mỗi cơ quan, đơn vị, việc phát huy vai trò cũng như tính nêu gương của người đứng đầu luôn được coi trọng. Bởi việc nêu gương của “người đứng mũi chịu sào” chính là “mệnh lệnh không lời”, luôn có tác dụng thúc đẩy, động viên cán bộ, nhân viên, chiến sĩ thuộc quyền tự giác phấn đấu, vượt khó vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Tư lệnh vẫn tham gia huấn luyện bay, đó là một cách nêu gương thiết thực, hiệu quả, đồng thời là minh chứng rõ ràng cho số giờ bay đạt được của Binh đoàn 18 trong 5 năm qua (2009-2014): Gần 80.000 giờ bay bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Ban bay “nêu gương” của Thiếu tướng Hà Tiến Dũng có tác dụng ngay tức thì đối với phi công trẻ, Đại úy Trần Lam Sơn, thuộc Đội bay 2 của Công ty Trực thăng miền Bắc. Anh tâm sự: “Những chuyến bay của Tư lệnh khiến lớp “hậu sinh” như chúng tôi thực sự nể phục, trước hết vì khả năng rèn luyện sức khỏe bền bỉ, tiếp đến là nhiệt huyết với nghề bay; đồng thời là sự cần mẫn, nghiêm túc, khoa học trong công việc, bởi để có được chuyến bay đòi hỏi sự chuẩn bị rất công phu từ mặt đất. Tôi nghĩ, đội ngũ phi công trẻ chúng tôi phải nỗ lực nhiều hơn vì những chuyến bay an toàn, hiệu quả”.
“Ham bay, say tập”, đó là điều mà nhiều người có thể cảm nhận được, hoặc có thể tận mắt chứng kiến mỗi khi về các đơn vị bay của Binh đoàn 18. Nó không chỉ thể hiện trách nhiệm lớn lao với Tổ quốc, mà còn là nét khắc họa sinh động tình yêu bầu trời của những người lính bay.
Tham quan một ban bay huấn luyện ở Công ty Trực thăng miền Bắc, được chứng kiến những lần cất hạ cánh của một vị Thiếu tướng phi công, có thể cảm nhận rõ nét một “triết lý” rất riêng của những người đang ngày đêm ngang dọc bầu trời: “Với phi công, tình yêu bầu trời là bất tận, và cái khát khao bay dường như vượt qua mọi giới hạn về tuổi tác và địa vị”…
Theo Hoàng Hà-Duy Hùng/QĐND

Bình luận(16)

Minh Hiền

BunNy

Những cán bộ như chú cần phải nêu gương, chú là tấm gương sáng cho các hậu bối noi theo, bản thân chúng cháu khi nhìn vào chú cũng thấy yêu công việc mình đang làm hơn

Minh Hiền

Linh

Nhìn chú trẻ thế, không giống người đã ngoài 50 tuổi đâu, thế là chỉ còn 1 năm nữa chú được phép bay thôi, chú thật yêu nghề

Minh Hiền

bình minh

Con gái khó có thể làm lính bay được, con trai chúng mình nghĩ đến lính bay với lính dù đã thấy khó khăn rồi, các bạn yêu bầu trời tùy vào điều kiện sức khỏe có thể đi những hướng khác nhau

Minh Hiền

Giang

Bạn mình làm lính dù kể lại mỗi lần tập nhảy sợ lắm, lại hay bị thương nữa, tiếp đất không sứt da thì chẹo chân tay, chú dành cả đời mình trên bầu trời rồi, thật đáng khâm phục

Minh Hiền

Thanh Tâm

Chú đúng là tấm gương cho thế hệ lính bay sau này, hy vọn mọi người phấn đấu và cống hiến hết mình như chú

Minh Hiền

Lã Uy

Chúng cháu sẽ noi gương chú, làm việc thật nghiêm túc, hết mình, cố gắng rèn luyện dể có thể làm tốt công việc của mình như chú.

Minh Hiền

Vũ Linh

Chắc do chú rèn luyện tốt nên nhìn chú khá trẻ và khỏe, nhìn chú chỉ như đầu 40 tuổi thôi ấy. Chú ấy chắc hản rất yêu nghề, tâm huyết với nghề.

Minh Hiền

Hoàng Hà

Chú quả là nhiệt huyết với nghề. Nếu mỗi người chúng ta ai cũng có nhiệt huyết như vậy, thì công việc sẽ không bao giờ nhàm chán

Minh Hiền

Linh Chi

Với phi công, tình yêu bầu trời là bất tận, và cái khát khao bay dường như vượt qua mọi giới hạn về tuổi tác và địa vị

Minh Hiền

linh phan

Nhìn các chú bay mà đã thấy chóng mặt rồi

Minh Hiền

Châm Anh

Tui không sợ độ cao nè, cũng thích lính bay lắm nhưng là con gái nên cũng chẳng thể theo học được, sợ không đủ sức khỏe nữa

Minh Hiền

Đỗ Vân Anh

Người lính bay phải có sức khỏe cực kỳ dẻo dai đó, chú đã 56 tuổi rồi mà vẫn có thể bay như vậy thật đáng khâm phục

Minh Hiền

Lương Văn Đoàn

Ôi trời, mình không thể làm lính bay hay lính dù được rồi, thích được bay như các chú nhưng mà chết cái sợ độ cao, híc híc

Minh Hiền

Đoàn Văn Tuấn

Đúng là những người lính bay mang trong mình tình yêu vĩ đại với bầu trời, thật dũng cảm

Minh Hiền

Văn Võ

Các bạn có ai cùng sở thích bay không nè, thích các trò cảm giác mạnh lắm nhưng ngồi trên phi cơ kiểu này cũng thấy sợ sợ, các chú lính bay phải có thần kinh thép mới chịu đựng được ý

Minh Hiền

Vương An

Sau 52 tuổi phải kiểm tra sức khỏe định kỳ và có thể làm việc đến năm 57 tuổi nếu đủ điều kiện, chú Dũng 56 tuổi rồi nhưng cảm giác chú vẫn có thể bay thêm nhiều năm nữa, chú hãy công tác thật lâu để đào tạo ra thế hệ tiếp theo yêu bầu trời như chú nhé