Mổ xẻ tổ hợp phòng thủ “hoàng bào” trên trực thăng Mi-28N

Google News

(Kiến Thức) - Hiện nay, President-S được xem là hệ thống phòng thủ duy nhất trên thế giới có thể bảo vệ được mọi loại trực thăng trước các mối đe dọa từ bên ngoài.

Hệ thống tác chiến điện tử và phòng vệ chủ động cho máy bay trực thăng President-S được nghiên cứu, chế tạo bởi Công ty công nghệ radio - điện tử - KRET. Và theo KRET, President-S được thiết kế để bảo vệ các máy bay và trực thăng khi bị tấn công bằng tên lửa và pháo phòng không. Hiện hệ thống này đang được lắp đặt trên các máy bay trực thăng Ka-52, Mi-28 và Mi-26 của Quân đội Nga.
Với thiết kế dưới dạng modun nên President-S có cấu hình hết sức linh hoạt. Do đó, tùy theo tính chất nhiệm vụ, yêu cầu của đối tượng khách hàng mà nó sẽ được sản xuất hoặc triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau.
Mo xe to hop phong thu “hoang bao” tren truc thang Mi-28N
 Trong ảnh là phi đội Mi-28 của Không quân Nga trình diễn khả năng hoạt động của hệ thống phòng vệ thụ động bằng mồi bẫy nhiệt. Nguồn ảnh: Tumblr.
Thành phần hệ thống
Tùy thuộc vào chủng loại và chức năng của thiết bị bay, trong thành phần của President-S thường gồm: Thiết bị điều khiển, trạm cảnh báo bức xạ laser, trạm cảnh báo tấn công tên lửa, trạm gây nhiễu tích cực, trạm chế áp quang điện tử laser.
Khả năng nhiệm vụ
Theo giới thiệu của KRET, hệ thống President-S có nhiệm vụ phát hiện các mối đe dọa tấn công máy bay bằng các loại máy bay tiêm kích, các tổ hợp tên lửa và pháo phòng không.
Hệ thống này còn có khả năng chế áp được các đầu tự dẫn quang học của các tên lửa đối không và phòng không (gồm các đầu tự dẫn của tên lửa phòng không vác vai), chế áp vô tuyến điện các đầu tự dẫn radar cũng như các trạm dẫn bắn của các tổ hợp pháo phòng không của đối phương.
President-S còn cho phép phát hiện và theo dõi tên lửa tấn công, phóng nguồn phát xạ laser đa phổ đến đầu tự dẫn quang học hoặc gây nhiễu chủ động cho các đầu tự dẫn của tên lửa.
Mo xe to hop phong thu “hoang bao” tren truc thang Mi-28N-Hinh-2
Hệ thống President-S trên trực thăng chiến đấu. Ảnh:  Russianmilitaryphotos
Nguyên lý hoạt động
Thông thường, để giảm thiểu nguy cơ trúng tên lửa, các máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu được lắp đặt thêm các thiết bị phóng đầu đạn mồi bẫy gây nhiễu hồng ngoại, nhằm vô hiệu hóa đầu tự dẫn của tên lửa vác vai. Tuy nhiên, hiệu quả của những loại mồi bẫy này trong điều kiện tác chiến thực tế không thực sự hiệu quả, do trên đầu đạn tự dẫn của tên lửa đã lắp đặt thêm những phin lọc tín hiệu. Chính vì vậy, các mẫu tên lửa đối không tiên tiến được cải tiến để trở lên thông minh hơn để nhận biết các biết biện pháp phòng vệ thụ động và nó chỉ đuổi theo các nguồn hồng ngoại đang bay, chứ không tấn công các nguồn hồng ngoại mạnh và quay tại chỗ. Do đó, phương thức phòng vệ thụ động trên máy bay quân sự sử dụng mồi bẫy nhiệt đang dần được các nước thay thế bằng giải pháp gây nhiễu và chế áp điện tử.
Đối với hệ thống President-S, khi các radar phát hiện tên lửa đang khóa mục tiêu vật chủ, máy tính của hệ thống trên máy bay sẽ tính toán để phóng ra một chùm tia laser đa phổ đến đầu tự dẫn quang học hoặc gây nhiễu các chíp dẫn đường của tên lửa khiến tên lửa đối không của đối phương để chúng không thể xác định được vị trí mục tiêu. 
Hệ thống này hoạt động trên nguyên lý mô phỏng phát xung bằng đèn sapphire được thiết kế đặc biệt. Khi đó, trong hệ thống điều khiển của tên lửa tự dẫn sẽ xuất hiện một mục tiêu ảo mà đầu tự dẫn hồng ngoại tiếp nhận như mục tiêu chính thức. Mục tiêu ảo này sẽ liên tục lôi kéo đầu dẫn tên lửa về hướng nó khiến tên lửa bay chệch mục tiêu thật và tự phát nổ.
Theo KRET, hệ thống phòng vệ chủ động này hoạt động hiệu quả ở độ cao từ 500 - 5.000m với góc phương vị 360 độ, góc cao khoảng 90 độ và có khả năng vô hiệu hóa 2 tên lửa một lúc. Mỗi lần hoạt động như vậy, hệ thống chỉ tiêu thụ 6kW điện và khi hoạt động ở chế độ chờ chỉ còn 3kW.
Mo xe to hop phong thu “hoang bao” tren truc thang Mi-28N-Hinh-3
Thành phần radio của President-S. Ảnh:  Oblikmsk
Trong suốt thời gian thử nghiệm, một trực thăng Mi-8 được gắn hệ thống President-S đã được giả định làm quân xanh cho các tên lửa Igla. Các tên lửa được phóng đi từ khoảng cách 1.000m và không một tên lửa nào phóng tới mục tiêu và phát nổ trước máy bay. Sau đó, thử nghiệm cũng tiến hành với tên lửa Stingers, kết quả tương tự. President-S tạo ra một lớp bảo vệ tích cực chống lại tất cả các đầu tự dẫn của tên lửa tầm nhiệt.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, ngoài trang bị cho các máy bay trực thăng chiến đấu của Nga, hệ thống này đã được Chính phủ Nga cấp phép xuất khẩu sang một số nước đối tác đặc biệt. Theo đó, thời gian tới Nga sẽ bàn giao 12 hệ thống cho Belarus, 5 hệ thống cho Ấn Độ, 28 hệ thống cho Ai Cập.
Lam Ngọc

>> xem thêm

Bình luận(0)