Hệ thống THAAD của Mỹ có chống được tên lửa Triều Tiên?

Google News

(Kiến Thức) - Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ có khả năng đối phó hiệu quả với tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan của Triều Tiên.

Theo công bố của Bộ Quốc phòng Mỹ, một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD (Terminal High Altitude Area Defense - THAAD) gồm 6 bệ phóng di động, 48 thiết bị đánh chặn, một radar X-band và hệ thống chỉ huy kiểm soát, có thể đánh chặn các loại tên lửa tầm ngắn và tầm trung với tầm bắn lên tới 3.000km ở độ cao 4 - 150km.
He thong THAAD cua My co chong duoc ten lua Trieu Tien?
Xe chở tên lửa của THAAD. Ảnh: Armyrecognition.com
Mục đích phát triển
Giới phân tích cho rằng, Mỹ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD là bởi các mục đích chủ yếu sau:
- Đối phó với mối đe dọa của mục tiêu tốc độ vượt siêu thanh bay liệng linh hoạt và cơ động giai đoạn cuối hành trình. Lãnh đạo quân sự Mỹ cho rằng, hệ thống tên lửa của đối thủ tiềm tàng đã tạo ra mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng cả về số lượng cũng như tính chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có của Mỹ. Do đó, THAAD ra đời nhằm đối phó với những vũ khí này, đặc biệt là YU-71 của Nga và WU-14 của Trung Quốc.
- Cạnh tranh với hệ thống cùng loại như Standard-3. THAAD và Standard-3 là hai loại tên lửa đánh chặn tương đương nhau về tầm cao và tầm xa đánh chặn, nhưng tốc độ đánh chặn và cự lý đánh chặn tên lửa đường đạn của THAAD cao hơn. Việc cùng lúc phát triển nhiều hệ thống tên lửa đánh chặn sẽ giúp Quân đội Mỹ đưa ra nhiều phương án đánh chặn hơn, khả năng đối phó với các mối đe dọa cũng linh hoạt và hiệu quả hơn.
- Thu hẹp quy mô triển khai phòng thủ tên lửa trên bộ. Với công nghệ hiện đại, chỉ với một hệ thống THAAD, Mỹ có thể đảm bảo khả năng phòng thủ trong phạm vi 200 - 250km, từ đó giúp giảm thiểu việc triển khai quá nhiều hệ thống phòng thủ khác nhưng cũng chỉ để bảo vệ cùng một phạm vi như trên. 
+ Đối phó với mối đe dọa tên lửa đường đạn tầm xa hơn. THAAD có thể đánh chặn tên lửa đường đạn tầm bắn 600 - 3.600km đủ sức đối phó với nhiều loại tên lửa của Triều Tiên đang phát triển có tầm bắn chỉ vào khoảng 700 - 1.300km thậm chí THAAD còn đối phó hiệu quả với tên lửa Musudan vừa được Triều Tiên thử nghiệm có tầm bắn 3.500km đủ để bao trùm các mục tiêu là căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản và đảo Guam.
He thong THAAD cua My co chong duoc ten lua Trieu Tien?-Hinh-2
 Radar AN/TPY-2. Ảnh: Kswo.com
Thành phần chính
- Tên lửa đánh chặn: Tên lửa đánh chặn của THAAD là loại 1 tầng, nhiên liệu rắn, có trọng lượng phóng 900kg, chiều dài 6,17m và đườn kính thân tối đa 0,37m.
Phần đầu tên lửa có dạng tầng đánh chặn động năng tự dẫn kiểu tách, dùng để tiêu diệt mục tiêu đường đạn bằng va chạm trực tiếp. Phần mũi được che bằng chụp rẻ dòng 2 mảnh, bung ra khi tên lửa chống tên lửa ở giai đoạn bay cuối.
Tên lửa của THAAD có thể tiêu diệt mục tiêu tên lửa chiến dịch - chiến thuật (tầm bắn đến 1.000km) và tên lửa đường đạn tầm trung (tầm bắn đến 3.500km) ở độ cao 40 - 150km và tầm bắn đến 200km.
He thong THAAD cua My co chong duoc ten lua Trieu Tien?-Hinh-3
 Bắn thử nghiệm THAAD. Nguồn ảnh: NI
- Xe bệ phóng: Trên bệ phóng bố trí 8 tên lửa đánh chặn đặt trong các ống phóng kín liên kết thành một module trên khung gầm xe đầu kéo 10 tấn М1075 hãng Oshkosh Truck Corporation phát triển. Bệ phóng có tổng trọng lượng 40 tấn, chiều dài 12m, chiều rộng 3,25m. Thời gian nạp đạn lại cho bệ phóng là 30 phút. Các bệ phóng của THAAD có khả năng không vận và có thể vận chuyển bằng các máy bay vận tải hạng nặng C-141. 
- Đài chỉ huy và trang bị bảo đảm liên lạc: Đài chỉ huy có thể đặt cách xa radar đến 14km. Do đó để bảo đảm công tác xử lý tín hiệu, truyền dữ liệu giữa các đài chỉ huy mỗi hệ thống THAAD được biên chế 2 đài chỉ huy, mỗi đài có 2 vị trí công tác để bảo đảm cho hệ thống làm việc thông suốt và liên tục trong thời gian dài.
- Radar: Radar AN/TPY-2 được triển khai trên mặt đất, do Raytheon Systems phát triển có nhiệm vụ quan sát, phân loại và nhận dạng mục tiêu. THAAD còn có thể được các vệ tinh trinh sát quân sự như Brilliant Eye cung cấp thông tin liên quan đến mục tiêu để nâng cao năng lực giám sát.
AN/TPY-2 sử dụng 1 anten mạng pha có tiết diện 9,2m² hoạt động ở băng tần I và J, có khả năng bắt bám mục tiêu tên lửa ở khoảng cách 1.000km, thậm chí có thể mở rộng lên đến 4.000km.
Mỗi hệ thống THAAD gồm 2 radar AN/TPY-2 kết nối với nhau thông qua một trung tâm chỉ huy.  Radar đầu tiên sẽ đặt ở vị trí khá xa so với radar còn lại. Radar này có nhiệm vụ phát hiện, theo dõi và tính toán quỹ đạo bay của tên lửa mục tiêu. Radar AN/TPY-2 thứ 2 sẽ làm nhiệm vụ điều khiển hỏa lực dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu. 
He thong THAAD cua My co chong duoc ten lua Trieu Tien?-Hinh-4
Quy trình đánh chặn của THAAD. Ảnh: Economictimesindiatimes.com
Phương thức đánh chặn
Đầu tiên, radar AN/TPY-2 thứ nhất sẽ theo dõi và tính toán quỹ đạo bay của tên lửa mục tiêu từ khoảng cách 1.000km. Thông tin từ radar AN/TPY-2 sẽ gửi đến trung tâm điều khiển để xử lý và chuyển tiếp cho hệ thống kiểm soát bắn. Trong khi đó, radar AN/TPY-2 thứ 2 sẽ làm nhiệm vụ điều khiển hỏa lực dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu. Quá trình từ lúc phát hiện mục tiêu đến khi phóng tên lửa đánh chặn mất khoảng 5 phút. THAAD có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo trong phạm vi từ 150 - 200km.


Lam Ngọc

>> xem thêm

Bình luận(0)